Kết thúc tháng 10, nhiều ngân hàng đã hé lộ kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm cùng với bức tranh toàn cảnh nợ xấu không mấy khả quan. Một điểm đáng lưu ý là nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tại một số ngân hàng tăng mạnh, gấp nhiều lần con số đầu năm. Trong khi đó, khách hàng vay của các công ty tài chính đều là khách hàng dưới chuẩn nên nguy cơ nợ xấu do đại dịch Covid-19 đang hiện hữu với các công ty tài chính.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, các công ty tài chính tiêu dùng đã cơ cấu nợ cho khoảng trên 30.000 khách hàng, với số dư nợ cơ cấu lại khoảng 1.000 tỷ đồng. Các công ty tài chính cũng miễn giảm lãi cho khoảng 36.000 khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước cũng nên công bố room tín dụng sớm hơn để các công ty tài chính xây dựng kế hoạch kinh doanh có mức phân bổ hợp lý cho năm sau (thông thường vào tháng 11 và 12 hàng năm, các tổ chức đều bắt tay xây dựng kế hoạch kinh doanh cho năm sau).
Cùng quan điểm, đại diện HD Saison cho rằng đang có sự bất cập trong việc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đang đánh đồng quy định tỷ lệ nợ xấu tại công ty tài chính với ngân hàng. Trong khi theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu của các công ty tài chính khoảng 8-10%, nếu để mức 3% như hiện nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ số tài chính của các công ty tài chính. Đây sẽ là chỉ số tài chính rất tiêu cực khi Ngân hàng Nhà nước xét chỉ tiêu, cũng như mức độ tăng trưởng tín dụng cho các công ty tài chính trong năm kế tiếp.
Tổng vốn điều lệ của 12 công ty tài chính hội viên của VNBA đạt 22.195 tỷ, tăng trên 21% so với tổng vốn điều lệ năm 2020 và chiếm khoảng gần 80% tổng vốn điều lệ của toàn khối các công ty tài chính. Trong đó, công ty đứng đầu về vốn điều lệ là FE Credit (10.928 tỷ đồng). Tổng tài sản các công ty tài chính hội viên (ngoại trừ công ty tài chính Handico (HAFIC) đang thuộc diện kiểm soát đặc biệt và Công ty tài chính bưu điện PTFinance chưa cung cấp số liệu) tính đến cuối tháng 9/2021 đạt khoảng 151.000 tỷ tăng nhẹ khoảng 2% so với cuối năm 2020. Đáng chú ý, tổng dư nợ tín dụng đạt khoảng 129.000 tỷ đồng, gần như không tăng so với cuối năm 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu bình quân lại vọt lên mức 10% (cuối năm 2020 đạt khoảng 6%) và dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ tiếp tục tăng.
Theo nghiệp vụ ngân hàng, nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3), nợ nghi ngờ mất vốn (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Xét theo mức độ rủi ro và tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng, nợ nhóm 5 là đáng lo ngại nhất, xếp sau là nợ nhóm 4 và cuối cùng là nợ nhóm 3.
Nợ xấu nhóm 4 được đánh giá là một trong những nhóm nợ nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro cao. Đây là khoản nợ mà người vay không thực hiện chi trả theo đúng hạn đã cam kết trong hợp đồng từ 3 tháng trở lên. Đối với nợ nhóm 4, ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro 50% trên tổng giá trị nợ xấu và nếu quá hạn thêm, số nợ xẩu này có thể nhảy nhóm thành nhóm 5, phải trích lập 100% giá trị và rất khó thu hồi (coi như đã mất vốn).
Số liệu thống kê tư Ngân hàng Nhà nước cho thấy tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng đã tăng mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. NHNN ước tính tỷ lệ nợ xấu bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu tiềm ẩn và các khoảng nợ tái cơ cấu theo Thông tư 01 lên đến 7,1% – 7,7%, xấp xỉ 8%. Con số thống kê từ NHNN từ 2016 đến nay cho thấy tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đã giảm từ 10,6% năm 2016 xuống còn 3,8% vào cuối 2020. Nếu tính cả khoản nợ đã bán cho VAMC nhưng chưa xử lý được và nợ xấu tiềm ẩn thì số liệu năm 2016 là 10,58%, năm 2017 còn 7,36%, năm 2018 là 5,85%, năm 2019 là 4,43% và năm 2020 là 3,81%.
Xét đến những tác động gây ra bởi COVID-19, NHNN ước tính tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn bao gồm nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, nợ tái cơ cấu,… có thể lên đến 7,1% – 7,7%, xấp xỉ 8%. Đến cuối tháng 9/2021, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 278.000 khách hàng với dư nợ 238.000 tỷ đồng, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ 23/1/2020 khoảng 531.000 tỷ đồng.
Mức nợ xấu tại một số ngân hàng tăng mạnh sau 9 tháng đầu năm. Đáng chú ý, nợ nghi ngờ mất vốn tại các ngân hàng tăng rất mạnh, có nơi bằng lần so với cùng kỳ.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)