thị trường hiện nay đang diễn ra tương tự với bối cảnh của kịch bản thách thức và có chuyển nhẹ một phần tiệm cận về kịch bản kỳ vọng từ đầu tháng 6. Niềm tin đối với thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi…
Sau 6 tháng đầu năm, nguồn cung chung vẫn giảm trên mức 50-60%, giá bán bình quân giảm 20-30%, tỷ lệ hấp thụ toàn thị trường đạt 10-15%. Một chỉ số tích cực hơn là lãi suất cho vay giảm nhẹ trung bình 0,9% và neo ở mức 12-14% so với mức cao trên 14% của kịch bản xấu nhất.
Vướng mắc pháp lý kéo dài khiến cùng với nguồn vốn của chủ đầu tư tắc nghẽn đã khiến nguồn cung căn hộ mới tiếp đà suy giảm. Trong ba năm gần đây, nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội và TP HCM đã giảm 40-50% so với năm 2019. Trong nửa đầu năm nay, nguồn cung mới lần lượt giảm 89% ở TP HCM và giảm 91% ở Hà Nội. Giá bán sơ cấp bình quân căn hộ tại hai thị trường này tăng trên dưới 3% theo năm, trong đó Hà Nội tăng mạnh hơn và dao động 42-55 triệu đồng/m2, còn TP HCM dao động 60-80 triệu đồng/m2.
Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam, Phú Yên), giá bán căn hộ 20-100 triệu đồng/m2 (giảm 10-15% theo quý); giá bán nhà phố 38-120 triệu đồng/m2 (ổn định theo quý); giá bán biệt thự 45-200 triệu đồng/m2 (ổn định theo quý); giá bán shophouse 45-220 triệu đồng/m2 (ổn định theo quý); giá bán đất nền 13-52 triệu đồng/m2 (giảm 5-10% theo quý).
Tại các tỉnh vệ tinh TP HCM (Bình Dương, Đồng Nai, Long An), giá bán tất cả các phân khúc ổn định theo quý. Cụ thể, giá bán căn hộ 27-43 triệu đồng/m2; giá bán nhà phố 25-91 triệu đồng/m2, giá bán biệt thự 60-120 triệu đồng/m2; giá bán shophouse 30-143 triệu đồng/m2; giá bán đất nền 15-55 triệu đồng/m2.
Tại khu vực miền Tây (Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Bạc Liêu), giá bán căn hộ 15-29 triệu đồng/m2 (ổn định theo quý); giá bán nhà phố 22-47 triệu đồng/m2 (ổn định theo quý); giá bán shophouse 25-43 triệu đồng/m2 (ổn định theo quý); giá bán đất nền 11-35 triệu đồng/m2 (giảm 10-15% theo quý).
Cá biệt, một số sản phẩm thứ cấp, shophouse có mức giảm giá khá sâu lên đến 30-40% so với giá chủ đầu tư chào bán.
Tại Dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, Chính phủ nhận định, thị trường bất động sản có vai trò, đóng góp quan trọng trong nền kinh tế và tác động ảnh hưởng đến nhiều ngành, nghề, lĩnh vực. Trong thời gian qua, đặc biệt là nửa cuối năm 2022, thị trường bất động sản có nhiều khó khăn, nhất là tình trạng thiếu nguồn cung, cơ cấu sản phẩm nhà ở chưa phù hợp, giao dịch trầm lắng, doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn vốn, dừng triển khai các dự án bất động sản, cắt giảm lao động…
Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi nền kinh tế, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, giai đoạn 2023-2025 nói chung và thị trường bất động sản nói riêng, Dự thảo Nghị quyết đã đưa ra nhiều giải pháp. Trong đó có hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn tín dụng, tổ chức thực thi pháp luật ở các địa phương…
Đặc biệt là thông tin, truyền thông khôi phục niềm tin, hỗ trợ trị trường và hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản. Cụ thể là đẩy mạnh thông tin, truyền thông thể hiện rõ thông điệp, cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng hành với địa phương, doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế – dân sự; bảo vệ những người làm đúng, bảo vệ, hài hòa lợi ích nhà nước, người dân, doanh nghiệp.
Tổng Hợp
(Vietnambiz, VnEconomy)