Những thủ thuật gian lận, “xào nấu” báo cáo tài chính (cook the books) trên đã làm sai lệch, méo mó các báo cáo tài chính nhằm thoả mãn mục tiêu ông chủ doanh nghiệp để tránh thuế, phục vụ thâu tóm. Chúng được hợp thức hoá rất khéo, hợp lệ để kiểm toán hoặc là không bắt bẻ được, hoặc là đánh đổi lợi ích để cho qua.
Trên thế giới, trong một đoạn trao đổi giữa đại diện ngành kiểm toán với Quốc hội Mỹ vào năm 1993, khi một nghị sĩ đặt câu hỏi: “Anh kiểm toán người trả tiền cho mình? Vậy ai sẽ kiểm toán anh?”. Đại diện ngành kiểm toán trả lời: “Lương tâm của chúng tôi”.
Ở dưới góc độ của một người đầu tư, tôi suy nghĩ rằng, đến luật pháp Mỹ chắc như vậy còn không thể làm khó đơn vị kiểm toán thì khó có quốc gia nào làm được. Như vậy, kỷ luật tài chính nằm ở chính suy nghĩ, hành động của doanh nghiệp và “lương tâm” của người kiểm toán. Tuy nhiên, những thứ này thì rất mơ hồ, chả ai có thể đo đếm chuẩn mực được.
Một số thủ thuật xào nấu báo cáo
- Mua bán công ty/ dự án: A bán dự án cho B. Trong khi đó, B do người thân, hoặc liên quan đến người thân của lãnh đạo công ty A thành lập. Theo dõi trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền cũng không chảy vào A nhưng công ty A vẫn ghi nhận lợi nhuận.
- Che dấu khoản nợ ngoài bảng: A có hàng tồn kho và phải trích lập dự phòng lớn. Công ty B mua lại toàn bộ hàng tồn kho cao hơn giá ban đầu A nhập. Do đó, A được hoàn nhập dự phòng và tăng lãi; còn B ôm lỗ và nợ phải trả. Thực chất B là “sân sau” của A.
- Mua – Bán và thuê lại: A mua xe của B giá 10 tỷ. A bán lại xe cho C giá 20 tỷ, tức A lời 10 tỷ. Tuy nhiên, xe là công cụ kiếm tiền chính nên A thuê lại xe của C trong 10 năm với giá thuê mỗi năm 1 tỷ. Như vậy, A ăn lãi của tương lai (10 tỷ) và trả lãi dần (mỗi năm 1 tỷ).
- Làm sạch báo cáo: A lỗ nặng. A tái cấu trúc và làm lỗ nhiều hơn, tức làm sạch báo cáo một lần để kỳ sau không bị ảnh hưởng. Dựa vào nền kết quả hoạt động thấp, A tăng trưởng trở lại và hết lỗ.
- Mua bán, sáp nhập: A mua 100% B với giá 10 tỷ. Do đó, A được hợp nhất tài sản của B. B lại có miếng đất và A đánh giá miếng đất này 20 tỷ. Nên A ghi nhận lãi 10 tỷ.
Mục đích doanh nghiệp “xào nấu” là để có nhiều bản báo cáo. Giờ đây chỉ có một bản thì họ sẽ phải cân đối tổng thể rất nhiều thứ, khó khăn hơn trong việc gian dối báo cáo và thuế cũng sẽ tránh bị thất thoát khi doanh nghiệp khó trốn thuế hơn. Nói như vậy để thấy đây cũng chỉ là biện pháp làm hạn chế chứ không phải giải giải quyết hoàn toàn.
Về tương lai, yếu tố chính ngăn cản sự phát triển của kế toán tam phân là nhiều người không muốn thay đổi hệ thống cũ. Bên cạnh việc đòi hỏi cập nhật lại hệ sinh thái, sổ sách…thì cái lớn hơn làm người ta không muốn thay đổi đó là vì không dễ có thể gian lận được, dẹp bỏ lợi ích nhóm và sự cân bằng biến thành công bằng. Đặc biệt, kỷ luật tài chính sẽ không còn phụ thuộc vào hai từ “lương tâm” mà bằng những dữ liệu thực tế minh bạch và trung thực.
Sự vận động của dòng tiền trên các báo cáo đó, kể cả của doanh nghiệp niêm yết méo mó, sai lệch, thậm chí “ăn không nói có” để phục vụ cho mục đích của ông chủ.
Một ví dụ gần đây nhất về một ông “bầu” bóng đá trở thành cổ đông lớn của một ngân hàng cho thấy rõ hơn về vấn đề này. Đó là công ty con A của ông “bầu” phát hành tăng vốn 3,5 nghìn tỷ đồng do các cá nhân mua được uỷ thác bởi công ty mẹ B (cũng của ông “bầu” trên). Sau khi A phát hành thu tiền về lại đem mua cổ phiếu của B và tiền lại chạy ra túi của B, không thay đổi gì. Soi báo cáo tài chính quý 1/2021 của doanh nghiệp A còn thấy một hi hữu khác. A đã bán một nhà máy xi măng cho công ty C với giá trị 680 tỷ và hạch toán lợi nhuận 571 tỷ. Nhưng C lại mắc nợ A đến 612 tỷ, dưới khoản mục “Khoản phải thu ngắn hạn”. Theo điều tra, C là một công ty mới thành lập chưa được 2 tháng, do 1 số cá nhân liên quan đến B góp vốn vào. Như vậy thương vụ “bán tay trái cho tay phải” này không những “vô tình” giúp A thoát lỗ mà còn lãi đột biến. Và để “tiêu hóa” được khoản phải thu này, quý tới chỉ cần thêm một nghiệp vụ C bán hàng hoá hoặc đầu tư góp vốn vào A là hoàn toàn hợp thức. Điều này cho thấy, lợi nhuận trên báo cáo tài chính có thể chỉ là con số ảo, còn dòng tiền thực sự không xuất hiện.
Những doanh nghiệp như A trên sàn không phải là hiếm, thậm chí “chiêu thức” này còn được sử dụng nhiều lần để đối phó với án hủy niêm yết.
Nhật Hạ