Những thông tin của cò đất khiến thị trường đất bị “chao đảo”, nhiều hộ dân bán tháo nhà, đất nông nghiệp…vì thấy lợi trước mắt. Các địa phương đã phải ra thông báo và nhờ cơ quan báo chí phát đi thông tin nhằm cảnh báo người dân.
Mục đích lôi kéo người dân tham gia vào các giao dịch bất động sản bằng hình thức đặt cọc, góp vốn, mua bán. Từ đó, gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để trục lợi. Vì thế, người mua cần hết sức cẩn trọng. Đánh giá về tình trạng hiện nay, TS Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng thực tế có nhiều đối tượng lợi dụng thông tin quy hoạch đất đai rồi thổi giá, tạo cơn “sốt” đất để lướt sóng. Trong các cơn sốt đất ảo, người dân sẵn sàng bán đất nông nghiệp, vốn là tư liệu sản xuất hằng ngày. Khi cơn sốt đi qua, họ không biết làm gì để có thêm thu nhập, từ đó ảnh hưởng đến xã hội.
Mới đây, tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, Công ty TNHH Địa ốc Nam Khương (có địa chỉ ở Bình Dương) đã tổ chức dựng rạp tại khu đất trống sau đó “dàn dựng” cảnh “sốt” đất, “nếu không mua nhanh sẽ không còn cơ hội”. Một địa phương khác trên địa bàn huyện xã Minh Thành (huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) cũng phải ra văn bản cảnh báo người dân trước tình trạng sang nhượng đất đai với số lượng lớn diễn biến khá phức tạp và cảnh báo người mua.
Còn tại Bình Dương, trong hơn 1 tháng qua tại thị xã Tân Uyên, nhiều người cũng đang rao bán nhiều thửa đất nông nghiệp tại khu vực phường Khánh Bình, phường Tân Hiệp… khi nghe tin thị xã này sắp lên thành phố trực thuộc tỉnh. Theo ghi nhận, trong năm 2021 một miếng đất nông nghiệp có diện tích 450m2 trên địa bàn phường Tân Hiệp có giá khoảng hơn 1 tỷ đồng… nhưng đầu năm 2022 khi nghe thị xã Tân Uyên đang quy hoạch lên thẳng thành phố thì nhiều người đã thổi miếng đất này lên hơn 2 tỷ đồng và còn hứa hẹn sẽ được lên thổ cư làm đất ở tại đô thị.
Những người bán hàng, sale của công ty này cố tình tạo sự nhộn nhịp mua bán để “gài” khách ký cọc, chốt đất… Những hành vi trên đã bị cộng đồng bóc mẽ là “lùa gà” và đất không phải dự án mà chỉ là phân lô, xung quanh là rừng cao su và không hề có nhiều tiện ích. UBND huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước sau đó đã vào cuộc điều tra. Đơn vị đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Địa ốc Nam Khương.
Hành vi của công ty này là vi phạm về kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản được quy định tại Điều 59 Nghị định số 16 của Chính phủ. Do đó, UBND huyện Lộc Ninh đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với công ty trên số tiền 100 triệu đồng.
Liên quan đến sự việc, ông Trần Quang Vinh, Chủ tịch UBND xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh) khẳng định tại địa phương không có bất cứ dự án khu dân cư nào được cấp phép và cảnh báo người dân khi mua bất động sản cần phải thực sự tỉnh táo. Không có đơn vị công ty bất động sản nào mà đi bán đất như “chạy đua” và kiểu chốt cọc như vậy. Khi mua cần tìm hiểu từ chính quyền địa phương, ngành chức năng pháp lý dự án hoặc khu đất của mình đang cần thì mới nên xuống tiền.
Chia sẻ về vấn đề “sốt” đất, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng nhận định khi cơn sốt đi qua, đất nông nghiệp bị bỏ hoang, không đưa vào sử dụng. Tại một số khu vực, đất chỉ có giá 30-33 triệu đồng/m2 nhưng sau cơn sốt, giá bán đã được đẩy lên trên 50 triệu đồng/m2…Việc giá đất bị đẩy lên cao khiến những người thu nhập thấp, trung bình mất đi cơ hội có nhà, có đất… thị trường càng bị lệch cán cân”, ông Châu chia sẻ.
Theo ông Châu, sốt bất động sản hiện nay trên tất cả loại hình, không chỉ đất nền và đất nông nghiệp mà cả sốt giá căn hộ, dự án nhà biệt thự, nhà phố và cả khu vực đô thị cũ, giá nhà đất tại khu vực đô thị cũ… Chưa kể, tác động của dịch Covid-19 khiến nhiều cơ sở kinh doanh khiến họ phải chuyển hướng đầu tư, trong đó bất động sản là kênh có đặc thù cất trữ tài sản an toàn với tâm lý dù tiền có mất giá nhưng đất không mất giá.
Những ngày qua, chỉ cần lên mạng tìm kiếm thông tin về đất đai, nhanh chóng người tìm sẽ có được hàng triệu dữ liệu về khu vực đất, quy hoạch “sốt” đất, mua bán chuyển nhượng giá rẻ ở nhiều tỉnh thành.
Thậm chí, có những thông tin về từng vùng đất đang được mua bán chuyển nhượng với giá cao. Nhà đầu tư chỉ cần xuống tiền mua là ngay lập tức có người đến mua lại với giá cao ngất ngưởng. Đơn cử, 1 mảnh đất giá 500 triệu sau một đêm đã được rao giá lên đến 1 – 2 tỷ đồng.
Thực tế, rất nhiều trường hợp một số đơn vị kinh doanh bất động sản hay các đối tượng là “cò” đất tự làm giá với nhau. Họ bơm thổi về chuyện làm đường, mở khu công nghiệp, chuyển đổi trung tâm hành chính từ huyện, thị lên thành phố… để trục lợi từ việc “lướt sóng” mua bán bất động sản.
Tổng Hợp