Các chuyên gia cũng nhìn nhận, tác động của dịch Covid-19 là cơ hội để sàng lọc các chủ đầu tư, loại bỏ những chủ đầu tư và nhà đầu tư chộp giật, non kinh nghiệm ra khỏi thị trường. Theo đó, các chủ đầu tư có thể tồn tại và vượt qua được giai đoạn khó khăn đã buộc phải thay đổi và hình thành tư duy mới.
Trong quý 3 vừa qua, giao dịch trên toàn thị trường đạt 26.299/73.933 sản phẩm, tương đương 35,5%. Con số này giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018, 2019 nhưng tăng so với quý 1 và quý 2, cho thấy thị trường bất động sản càng về cuối năm, càng có sự phục hồi đáng kể.
Thời gian tới, khi Việt Nam kiểm soát hoàn toàn được dịch bệnh Covid 19, kinh tế trong nước hồi phục, có tăng trưởng dương, lực cầu sẽ được tiếp sức để thị trường bất động sản ấm nóng, phục hồi trở lại. Trong năm nay, nguồn hàng tại các dự án bất động sản do các doanh nghiệp triển khai, tiếp tục không có nhiều thay đổi, khan hiếm nguồn hàng mới tại các đô thị lớn vẫn diễn ra.
Mặc dù thị trường còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp phát triển bất động sản cũng đã có những giải pháp để tiếp cận khách hàng, thay đổi khu vực phát triển để đón đầu xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI, xu thế đô thị hóa ở những địa phương ngoài các đô thị lớn.
Các sàn giao dịch bất động sản cũng đã phục hồi nhanh chóng và hầu hết đã hoạt động trở lại. Tính đến thời điểm này, ước tính khoảng 15% sàn vẫn phải đóng cửa hoạt động, nhưng số lượng sàn thành lập mới tăng khoảng 20%. Như vậy, sau đợt cao điểm của dịch Covid thì số lượng sàn giao dịch bất động sản hoạt động gần như không thay đổi, thậm chí có xu hướng tăng.
Đồng thời, các sàn giao dịch có tiềm lực tài chính đã bắt đầu khởi động lại, hoạt động với những kế hoạch kinh doanh và phương thức kinh doanh mới như bán hàng trực tuyến, áp dụng công nghệ 4.0 vào việc quản lý thông tin, quản lý giao dịch, thanh toán, quảng cáo, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên, hiện tượng săn tìm đất trong dân ở những địa phương bị đồn thổi thông tin sẽ có chiều hướng gia tăng. Điều này vô tình tạo ra nhiều thị trường giao dịch không chính thống, không được kiểm soát. Đặc biệt là tạo bong bóng giá cả và thị trường ảo.
Nhìn chung, dịp cuối năm, làn sóng đầu tư, mua sắm có thể sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản cả nước. Các địa phương, đặc biệt là các chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản hiện cũng đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút và khai thác hiệu quả trong giai đoạn cuối năm này.
GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá, Việt Nam may mắn sở hữu diện tích biển lớn hơn gấp 3 lần đất liền và đường bờ biển dài hơn 3.000km cùng hệ thống các đảo và quần đảo. Đồng thời, với chủ trương đưa kinh tế du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, Việt Nam đang chiếm thế ưu thế hơn hẳn trong các hoạt động khai thác và phát triển du lịch. Nhờ đó, bất động sản ven biển còn rất nhiều “đất” để thể hiện trong tương lai.
Theo nhận định của các chuyên gia, dù đã trải qua 10 năm phát triển thăng trầm nhưng tiềm năng của bất động sản ven biển vẫn còn rất lớn. Làn sóng đầu tư các dự án biển đang có xu hướng dịch chuyển từ những thị trường truyền thống như Nha Trang, Phú Quốc… sang những địa phương mới có đường bờ biển đẹp nhưng còn rất hoang sơ như như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Quy Nhơn (Bình Định), Bãi Dài (Cam Ranh, Nha Trang), Phan Thiết (Bình Thuận)…
Cảnh quan sinh thái biển là một yếu tố đang rất hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là dòng khách đang tìm kiếm cơ hội sở hữu ngôi nhà thứ hai cho những kỳ nghỉ dưỡng thực thụ. Các chủ đầu tư lớn đã tận dụng và khai thác những thế mạnh vượt trội này của các địa phương mới để phát triển các dự án đô thị biển. Các thị trường mới được “khai phá” đồng nghĩa với cơ hội của bất động sản ven biển chưa dừng lại ở những gì đang có, phát triển là lộ trình tất yếu sẽ diễn ra đối với loại hình này.
Sean Coghlan, Giám đốc Toàn cầu về Nghiên cứu & Chiến lược Thị trường Vốn của JLL cho biết: “Chúng tôi thấy nhiều nhà đầu tư có giá trị tài sản ròng cao xuất hiện trong danh sách đấu giá của các giao dịch hiện tại, cho thấy nhu cầu ngày càng tăng của họ đối với bất động sản và trong một số trường hợp, tài sản bất động sản có quy mô lớn. Điều này bao gồm các nhóm đầu tư mới ra mắt thị trường, bị thu hút bởi tỷ lệ cấp vốn thấp kỷ lục và sự cạnh tranh ít hơn từ những người chơi lớn hơn trong thời điểm hiện tại”.
Khảo sát thị trường bất động sản TP HCM quý III/2020 của Savills Việt Nam cho thấy phân khúc đất nền đang bị biến mất.
Theo đó, nguồn cung sơ cấp giảm 65% so với quý trước và 58% so với cùng kỳ năm trước, khi cả quý chỉ có 470 nền được tung ra. Lượng bán chỉ đạt 170 nền, mức thấp nhất kể từ năm 2016, giảm 70% so với quý II và 64% so với cùng kỳ năm 2019. Đáng chú ý, thị trường đất nền bị ảnh hưởng bởi 14 dự án dừng bán do vướng pháp lý. “Mảng đất nền trở nên kém hấp dẫn với nhà đầu tư trong tình hình dịch bệnh bùng phát và vì các vấn đề về pháp lý…” – đại diện Savills Việt Nam nhận xét.
Dường như những lạc quan về thị trường thời điểm này đang cho thấy bức tranh khả quan hơn về BĐS trong giai đoạn cuối năm đến đầu năm 2021. Thế nhưng, thị trường nhà đất có thực sự khởi sắc trở lại vào cuối năm nay hay phải mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.