Được biết ngoài những địa phương trên thì hiện nay, khu vực Phan Thiết, La Gi, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc của Bình Thuận đã xảy ra những “cơn sốt” đất cục bộ. Ở những vùng xa hơn như Bảo Lộc, Lâm Đồng và Buôn Ma Thuột tình trạng cũng tương tự. Tại khu vực miền Trung, miền Bắc cũng đã và đang xuất hiện những cơn “sốt đất” mà chưa thấy điểm dừng.
Giá bất động sản 2022 tăng đáng kể do lạm phát. Theo đó, bất động sản luôn được đánh giá là một kênh trú ẩn giúp giảm thiểu rủi ro khi tỷ lệ lạm phát tăng cao. Mặc dù vậy, chuyên gia cho rằng những đợt lạm phát lớn cũng có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu về thuê hay mua bất động sản.
Trong báo cáo đánh giá về xu hướng thị trường bất động sản năm 2022 vừa được gửi tới cơ quan có thẩm quyền, lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) lo ngại về tình trạng sốt đất ảo quay trở lại với những tác động xấu tới thị trường.
“Sốt ảo giá đất đi đôi với hoạt động đầu cơ đang có dấu hiệu quay trở lại ngay trong 2 tháng đầu năm nay cần được các địa phương quan tâm xử lý quyết liệt, kịp thời”, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA – nêu.
Theo ông Châu, cần có phương án xử lý kịp thời tình trạng gây nhiễu loạn thị trường từ “đầu nậu”, “cò đất, cò nhà”, doanh nghiệp “bất lương” để ngăn chặn các hệ quả tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường bất động sản.
Theo dữ liệu vừa công bố của một kênh thống kê bất động sản, trong tháng 2 năm nay, nhu cầu tìm kiếm bất động sản tăng ở hầu hết loại hình so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, loại hình đất, đất nền chứng kiến cả mức độ quan tâm và lượng tin đăng bán tăng ở nhiều địa phương. Điều này cũng góp phần quan trọng khiến giá đất đấu giá thành công của các lô đất được đấu giá tại nhiều địa phương cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm.
Vừa qua trong hai ngày 25 và 26/3 tại Gia Lai đã diễn ra cuộc đấu giá 104 lô đất thuộc phường Chi Lăng, cách trung tâm TP.Pleiku khoảng 10 km và gây nên một cơn “sốt đất”. Khu đất được đem ra đấu giá quyền sử dụng đất thuộc khu quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư phường Chi Lăng, TP.Pleiku. Đơn vị tổ chức đấu giá là Trung tâm phát triển quỹ đất TP.Pleiku có kết hợp với doanh nghiệp trụ sở tại TP.Pleiku để thực hiện.
Thông tin từ Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Pleiku cho biết: 104 lô đất được đem ra đấu giá lần này có tổng giá khởi điểm hơn 21,7 tỉ đồng được đội giá lên gấp nhiều lần. Chẳng hạn, một lô đất có diện tích thấp nhất là hơn 130 m2 với giá khởi điểm 175 triệu đồng nhưng được đấu lên tới giá cả tỉ đồng. Hay có lô với diện tích hơn 210 m2 được đấu lên đến giá hơn 3 tỉ đồng. Trong khi qua tìm hiểu thì chỉ vài tháng trước đất khu vực này có giá chỉ khoảng 200 – 300 triệu đồng/lô với diện tích tương tự. Vậy mà chỉ trong thời gian ngắn, giá đất đã tăng cao chóng mặt.
Theo một nhà đầu tư đã tham gia đấu giá tại đây cho biết: “Tôi cũng nghe thông tin đấu giá nên lo tiền đặt cọc 300 triệu đồng để đấu giá 7 lô đất nhưng không thể theo nổi. Một số lô đất đội giá gấp cả chục lần như thế thì quả thực không thể theo nổi. Tôi cũng dự tính ban đầu là giá đấu có thể tăng nhưng không nghĩ lại cao như thế. Quá choáng váng! Với số tiền này, tôi có thể đi mua ở nơi khác với đất rộng hơn”.
Tuy nhiên không chỉ ở Gia Lai mà trước đó ngày 24/3, thông tin từ Trung tâm đấu giá tài sản tỉnh Nghệ An cho biết vừa tổ chức đấu giá thành công 59 thửa đất thuộc khu quy hoạch Ruộng Bông – Trọt Hồ tại xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Nnguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do suốt 2 năm dịch Covid -19 hoành hành, khiến nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng, nhiều kế hoạch đầu tư hạ tầng và dự án bị đình trệ. Do đó khoảng thời gian này, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế, các địa phương ồ ạt công bố kế hoạch đầu tư hạ tầng, quy hoạch, kế hoạch triển khai dự án, thì các nhà đầu tư bắt đầu chú ý và xây dựng chiến lược đón đầu, họ đua nhau đổ xô vào những khu vực xuất hiện thông tin quy hoạch. Vì thế mà giá bất động sản ở những khu vực này bị đẩy lên cao.
Giai đoạn 2018-2019, sốt đất xuất hiện nhiều địa phương, song tập trung ở một số khu vực tại TP.HCM như quận 9, Thủ Đức – nơi giá tăng cao nhất khi có dự án lớn. Tuy nhiên, thời điểm đó rất nhiều nhà đầu tư gặp các vấn đề liên quan đến tài chính khi tham gia vào các cơn sốt.
Cuối 2021, đầu 2022, ghi nhận của CBRE cho thấy giá đất tăng trên diện rộng, ở khu vực cận thành phố như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đức Hoà, Bến Lức, Phan Thiết… Khu vực Tây Nguyên như Bảo Lộc, Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột, hay tại một số tỉnh miền Trung và miền Bắc đều xuất hiện sốt đất cục bộ.
Bên cạnh những khu vực có tiềm năng tăng giá bởi hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư, thông tin quy hoạch, cũng có những khu vực được thổi giá bởi những thông tin bên lề, không chính thống, lôi kéo nhà đầu tư, tạo nên những cơn sốt đất ảo, khiến nhiều người không hiểu biết lao đao khi lỡ “đu đỉnh”, không thoát được hàng khi thị trường đóng băng.
Tổng Hợp