Phần lớn các doanh nghiệp BĐS đều gặp phải khó khăn và làn sóng sang nhượng dự án đang diễn ra khá nhiều. Vắng khối ngoại khiến những ông lớn trong nước đang một mình một ngựa trong cuộc chiến thâu tóm quỹ đất.
Theo ông Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc cấp cao CBRE, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Với nhóm doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư BĐS thì khó khăn của người này là cơ hội rất lớn đối với người khác. Doanh nghiệp nào nắm giữ được càng nhiều quỹ đất lớn sẽ là “vua” và có càng có nhiều cơ hội để chiếm ưu thế trong tương lai.
Vừa được công bố là việc mua đứt dự án Aria Vũng Tàu trên đường 3/2, phường 10, TP. Vũng Tàu từ Công ty CP Xây dựng Châu Á (Cotec Asia). Dự án có quy mô 76.900m2 với 4 block căn hộ du lịch cao 18 đến 30 tầng gồm 1.190 căn hộ và 36 căn biệt thự biển. Theo tính toán, tổng mức đầu tư dự án là 3.000 tỷ đồng.
Có một thực tế đang diễn ra trên thị trường BĐS đó là: Hoạt động mở rộng quỹ đất của doanh nghiệp BĐS vẫn âm thầm diễn ra, tuy nhiên xét về quy mô, mức độ có phần giảm so với những năm về trước, sự cạnh tranh quỹ đất cũng diễn ra gay gắt hơn. Với cơn khát quỹ đất trung tâm, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm quỹ đất ra vùng ven hoặc các tỉnh thành lân cận nhằm mở rộng địa bàn phát triển dự án.
Mới đây nhất là thương vụ LDG Group nhận chuyển nhượng dự án nghìn tỷ của Quốc Cường Gia Lai tại quận Thủ Đức với quy mô hơn 28.000m2 để triển khai loạt dự án chung cư cao cấp LDG River có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 4.153 tỷ đồng. Trong đợt này là quỹ đất khu cao tầng thuộc dự án Barya Citi trên đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường Long Toàn, TP. Bà Rịa mà Danh Khôi mua lại từ Công ty Đầu tư xây dựng Phú Thịnh. Dự án có tổng diện tích 7.788m2 được quy hoạch bao gồm 02 block, cao 20 tầng với tổng 787 căn hộ. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 1.056 tỷ đồng.
Quỹ đất sạch tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng bắt đầu khan hiếm hoặc giá quá cao, vì vậy, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã tìm hướng đi mới tại các tỉnh thành lân cận, nơi sở hữu tiềm năng phát triển kinh tế khoáng sản, công nghiệp, đặc biệt là du lịch vượt trội. Bên cạnh đó, tại thị trường tỉnh, nhằm thu hút đầu tư, chính quyền địa phương cũng tập trung cải cách chính sách, thủ tục hành chính, đồng thời cải thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp ích không nhỏ cho nhà đầu tư về thời gian, chi phí, thủ tục.
Theo báo cáo phân tích ngành bất động sản năm 2020 được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phát hành thời gian gần đây, xu hướng chuyển dịch sang thị trường lân cận và phân khúc bất động sản căn hộ cũng nằm trong 6 xu hướng chính sẽ là hướng đi của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2020.
Nói thêm về tình hình của doanh nghiệp BĐS hiện nay, hiện nay các doanh nghiệp BĐS nhìn chung đang gặp khó khăn. Có hai yếu tố, một là tình hình ra dự án mới không được kể cả phân khúc căn hộ, đất nền. Tại Tp.HCM dù sức mua vẫn còn rất lớn nhưng doanh nghiệp không thể ra dự án mới. Còn thị trường các tỉnh chủ yếu là condotel, BĐS nghỉ dưỡng nhưng cũng gặp khó khăn về pháp lý.