Khi dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới vẫn tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nền kinh tế vượt qua đại dịch. Những áp lực liên quan đến đại dịch Covid-19 đã bộc lộ các điểm yếu trong lĩnh vực ngân hàng…
Lĩnh vực ngân hàng, chiếm gần 70% hệ thống tài chính, phải đối mặt với những thách thức vốn đã tiềm ẩn từ trước. Đại dịch khiến cho các thách thức trở nên trầm trọng hơn. Không khắc phục được những điểm yếu này có thể sẽ khiến sự ổn định tài chính gặp rủi ro theo thời gian.
Đánh giá rõ ràng tình trạng suy giảm chất lượng tài sản, xác định rủi ro tốt hơn và cải thiện cơ chế đối phó với các ngân hàng yếu kém là những bước đi quan trọng trong tương lai. Điều này cũng rất quan trọng để nâng cao các tiêu chuẩn về giám sát và quy định, đảm bảo nguồn vốn dự trữ đầy đủ và đẩy nhanh quá trình số hóa nhằm theo kịp các tiêu chuẩn ngành đang phát triển nhanh chóng. Những thay đổi này là cấp thiết nếu hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn muốn tiếp tục giữ vai trò ổn định.
Thực tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang có nền tảng cho sự phát triển và ổn định. Các bước đảm bảo sức khỏe của hệ thống ngân hàng và tăng cường giám sát, quản lý ngân hàng sẽ đảm bảo rằng hệ thống tiếp tục phát triển ổn định như vậy.
Chất lượng tài sản suy giảm là một trong những vấn đề như vậy. Nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ gặp khó khăn trong việc thanh toán trong thời kỳ đại dịch. Nợ xấu dự kiến sẽ tăng trong những tháng tới khi các biện pháp hỗ trợ người đi vay trong đại dịch từ các cơ quan quản không được gia hạn. Cải thiện môi trường để giải quyết các khoản nợ xấu (NPL) là điều cần thiết, cũng như cần có các cơ chế để giải quyết các ngân hàng yếu kém và hoạt động không hiệu quả. Ngân hàng Thế giới đã và đang cùng với Ngân hàng Nhà nước, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các bên liên quan thực hiện chương trình hỗ trợ kỹ thuật 5 năm nhằm phát triển ngành ngân hàng lành mạnh, tăng cường khuôn khổ pháp lý và quy định.
Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần cắt giảm lãi suất chủ chốt vào năm 2020 và giữ lãi suất thấp trong năm 2021 để tạo điều kiện cho vay và kích thích tăng trưởng. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng cũng duy trì ở mức khiêm tốn, hỗ trợ cho vay doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng tăng 12,2% vào năm 2020, tăng 13,5% vào năm 2021 và tổng dư nợ cho vay đạt hơn 10,4 triệu tỷ đồng (tương đương 453 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước cũng đã hành động trong khả năng quản lý của mình để giúp duy trì hoạt động kinh tế. Hướng dẫn tái cơ cấu nợ, giảm lãi suất và phí đã giúp giảm bớt áp lực căng thẳng đối với người tiêu dùng và đảm bảo nguồn vốn cho doanh nghiệp không bị gián đoạn. Hơn 666.000 tỷ đồng (29 tỷ USD) cho vay đã được cơ cấu lại cho khoảng 836.000 khách hàng vay lớn nhỏ.
Bên cạnh đó, cơ quan này thực hiện các bước để giảm phí giao dịch, giúp tiết kiệm cho người tiêu dùng khoảng 2.500 tỷ đồng (109 triệu USD) mà không gây ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận tổng thể của các ngân hàng. Khi các ngân hàng nâng cấp những dịch vụ trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng – những người bị đảo lộn cuộc sống do các đợt giãn cách, Ngân hàng Trung ương đã giới thiệu một loạt phương án kỹ thuật số thay thế cho các phương thức thanh toán truyền thống, chẳng hạn thanh toán tại điểm giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM) và thông qua ngân hàng trực tuyến.
Ngân hàng Thế giới đã và đang hợp tác chặt chẽ với BSA để phát triển một hệ thống cảnh báo sớm, chú trọng nhiều hơn đến nâng cao năng lực giám sát rủi ro và phát triển khuôn khổ can thiệp sớm. Mục tiêu là phát triển phương pháp giám sát có cấu trúc hơn và hướng tới tương lai; trong đó, những ngân hàng có rủi ro cao hơn và các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ nhận được sự quan tâm, giám sát chặt chẽ hơn.
Trong môi trường có rủi ro tín dụng cao, việc đảm bảo nguồn vốn dự trữ đầy đủ của các ngân hàng sẽ rất quan trọng. Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở dưới mức 3%, nhưng không ít tài sản kém hiệu quả vẫn chưa được phân loại chính xác, cho thấy rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực ngân hàng chưa được nhận diện đầy đủ. Do đó, tỷ lệ an toàn vốn có thể không đủ để đối mặt với rủi ro tín dụng và hỗ trợ tăng trưởng tín dụng bền vững. Ngoài ra, một số ngân hàng dường như không thể tăng cường cơ sở vốn, bất chấp sự bùng nổ của thị trường trong những năm gần đây. Hành động giám sát cần được đảm bảo để giải quyết các liên kết yếu nhất.
Tổng Hợp