Khẩu vị của người mua nhà ở thực trong giai đoạn này là các dự án căn hộ, đất nền giá còn phải chăng. Trong khi tài chính có hạn thì xu hướng của họ là tiến về các tỉnh giáp ranh Tp.HCM để tìm kiếm BĐS. Còn những người có vốn tích luỹ tốt hơn vẫn chuộng đất nền ở một số khu vực ven Tp.HCM, có thể cất nhà ở ngay.
Ghi nhận cho thấy, khoảng hơn 1 tháng này, lượng người mua thực đi tìm hiểu đất vùng ven Tp.HCM tăng lên. Trong đó các giao dịch môi giới chốt được trong tháng 8, 9 (dương lịch) chủ yếu đến từ người mua ở thực. Với các nền bán ra với mức giá trên dưới 2 tỉ đồng/nền được người ở thực tìm hiểu nhiều nhất. Trong khi các NĐT lướt sóng cũng nhắm vào nhu cầu này để ra hàng nhanh trong vòng vài tháng. Trong đó, có hiện tượng môi giới hùn tiền để mua nhanh và bán ra nhanh kiếm chênh như đã phản ánh trước đó, cũng hướng đến đối tượng là khách mua ở thực.
Có lẽ BĐS thời gian qua đã chứng kiến sự lên xuống của BĐS ở nguồn cung và giao dịch. Trong khi thị trường sơ cấp không có dấu hiệu giảm giá thì thị trường thứ cấp có hiện tượng giảm giá cục bộ ở một số phân khúc, sản phẩm. Đến tháng 8 thì theo đại diện DKRA Vietnam, việc giảm giá trên thị trường thứ cấp đã diễn ra ở diện rộng hơn khi nhiều NĐT áp lực về nguồn tài chính. Và cũng chính ở giai đoạn người mua ở thực đã bắt đầu tìm kiếm BĐS nhiều hơn khi cho rằng, thời điểm này giá có thể ổn định và quan trọng là trả được giá.
Tại Quận 9, một dự án biệt thự và nhà vườn đang được chủ đầu tư chào bán từ 45 triệu đồng/m2 và sau khi có thông tin về việc thành lập thành phố Thủ Đức dự án này ghi nhận lượng khách cao gấp ba lần so với trước đó. Ngoài ra, nhiều căn hộ hiện hữu có giá khởi điểm 30-35 triệu đồng/m2 ở năm 2019 hiện đã leo lên 37-40 triệu đồng/m2. Giá chung cư thứ cấp trên các tuyến Đồng Văn Cống, Xa Lộ Hà Nội cũng có xu hướng tăng lên 300 -400 triệu đồng/căn so với đầu năm 2019.
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam dự báo, các dự án sắp được ra mắt vẫn tập trung ở khu Đông và khu vực này tiếp tục dẫn dắt thị trường. Lý do chính xuất phát từ vị trí đặc biệt của khu Đông, nơi cửa ngõ nối thành phố với các tỉnh miền Đông Nam Bộ cũng như Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đô thị TP. HCM. Đồng thời, khu Đông được định hướng quy hoạch là khu đô thị sáng tạo. Ngoài ra, một yếu tố khác kích thích thị trường khu Đông là sự tập trung đầu tư bài bản, chất lượng… của các chủ đầu tư lớn trong và ngoài nước.
Thực tế, ngoài yếu tố kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, sức mua nhà đất giảm một phần đến từ nguồn cung hạn chế. Dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải hủy kế hoạch triển khai dự án mới, thiếu sản phẩm khiến không ít nhà đầu tư và người có nhu cầu an cư gặp khó khăn trong việc tìm được dự án thích hợp để “xuống tiền”. Tuy nhiên, gần đây, một số doanh nghiệp địa ốc đã mở bán dự án và nhiều doanh nghiệp khác có kế hoạch tương tự trong quý IV.
Thị trường địa ốc phía Nam trong quý III/2020 ghi nhận nguồn cung mới, song vẫn chưa nhiều và giá bán tăng, nhất là phân khúc chung cư.
Theo báo cáo mới đây của Công ty DKRA Việt Nam, sau đợt Covid-19 lần hai, giá nhà ở bắt đầu ghi nhận đà tăng trên thị trường sơ cấp. Giá bán sơ cấp nhà chung cư tại một số khu vực tăng phổ biến từ 10 – 15% so với đầu năm 2020, sức tiêu thụ đạt gần 80% rổ hàng. Trong khi đó, mặt bằng giá nhà chung cư trên thị trường thứ cấp giảm nhẹ, trung bình từ 2 – 3% so với quý II và giao dịch diễn ra trầm lắng.
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D, Công ty DKRA Việt Nam đánh giá, hiện nay đang có nghịch lý là do dịch Covid-19 nên sức mua bất động sản giảm nhiều so với năm trước nhưng giá các chủ đầu tư bán ra ở thị trường sơ cấp lại tăng từ 10 – 15%, nhất là ở khu Đông TP.HCM. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt khoảng 60%.
Dữ liệu từ Công ty CBRE Việt Nam cho thấy, từ năm 2019 đến nay, giá căn hộ mở bán mới tại TP.HCM hầu hết đều không dưới 45 triệu đồng/m2. Giá cao khiến nhà đầu tư chuyển hướng sang các vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương, Long An tìm kiếm cơ hội đầu tư, hoặc mua nhà đất an cư. Nhờ đó, giá bất động sản ở những tỉnh này cũng tăng.
Liên quan đến khu tái định cư trên địa bàn TP.HCM, trước đó, tại buổi làm việc giữa HĐND TP.HCM với Sở TN&MT và Sở Xây dựng về công tác quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước diễn ra vào đầu tháng 9/2020, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, toàn thành phố còn 9.434 căn hộ tái định cư chưa bố trí sử dụng và 2.254 nền đất bỏ trống tại 163 dự án.
Những người mua ở thực có tâm lý là chờ giá giảm thêm một chút để mua được giá tốt, nên họ sẽ “xuống tiền” lâu hơn. Có thể họ đi xem nhiều lần, ở nhiều nơi và nhiều tuần sau đó mới quyết định mua vào. Theo nam môi giới này, ngay sau thời điểm dịch ổn định thì lượng người ở thực đi tìm hiểu đất đai tăng lên hẳn, một phần họ nghĩ giá cả BĐS hiện đã ổn định trở lại, không còn tăng liên tục như thời điểm trước đây. Và một phần họ cho rằng, qua năm khi dịch ổn hẳn thì có thể giá đất còn tăng mạnh nên đa số họ cố gắng gom tiền, hỗ trợ thêm ngân hàng để mua được trong giai đoạn này.