Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, hiện tượng giá đất tăng xuất hiện tại nhiều địa phương, giá đất tăng tạo ra những cơn sóng sốt đất khó tin. Giữa năm thì biến động giá cả trong khi đó chập chờn của dịch bệnh làm bất động sản bất ổn đến gần cuối năm.
Theo ghi nhận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, đất đai sôi sục khắp nơi, giá tăng chóng mặt, trung bình tăng 10% sau mỗi tháng. Cục bộ một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Thời điểm đó, ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội môi giới bất động sản kể nhiều nơi, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đi đầu tư. Ở nhiều địa phương, xuất hiện hiện tượng tung tin không đúng sự thật về quy hoạch và phát triển dự án.
Thậm chí lợi dụng những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nhà nước, tạo dựng tài liệu giả để tung tin, tạo sóng. Điều này tác động rất xấu đến lợi ích của các nhà đầu tư thiếu kiến thức, kinh nghiệm. Một số hiện tượng rao bán đất không phù hợp với quy định pháp luật như: đất rừng, đất ruộng, vườn… cũng xuất hiện thường xuyên trên thị trường. Nhiều cò mồi thường xuyên quy tụ, tập hợp ở những khu vực này, tạo ra sự sôi động, tung nhiều thông tin không có cơ sở, đẩy giá lên từng giờ, từng ngày để lôi kéo các nhà đầu tư vào cuộc. “Sục sôi” trong cơn sốt đất, người người nhà nhà đi làm môi giới. Nhiều người bán phở, bán quán nước, bán gà, xe ôm… cũng trở thành “cò đất”. Thậm chí có những người chăn trâu thả bò quen địa bàn cũng thành… môi giới. Rồi giá đất “nhảy múa”, môi giới kể chuyện “nửa đêm vẫn có người đập cửa hỏi mua”…
Phía Bắc có Thạch Thất thì phía Nam có Hớn Quản còn lại miền trung tập trung vào các đô thị biển mới nổi như ở Thanh Hóa, Bình Thuận…từ những thông tin quy hoạch của chính quyền địa phương vô tình đẩy giá đất sốt ảo làm cho thị trường chao đảo. Đây cũng là cơ hội cho nhiều “cò” đất tụ hội thi nhau trổ tài chốt đơn và đẩy giá. Giá đất được đẩy lên cao gấp 3-4 lần so với thực tại và “cò” đất tỏ ra khang hiếm sản phẩm dù là chỉ đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, “cò” đất còn triển khai các thông tin mình có được như “người trong nhà” và ra kế hoạch quy hoạch giúp chính quyền nào là đường mở ở đâu, bao nhiêu mét, sân bay đặt ở đâu,… Những nhà đầu tư dường như cũng cuốn hút theo sự dẫn đường của các “bầy cò” là thị trường bị lũng đoạn.
Chỉ sau vài tháng, hiện tượng sốt đất đã nguội lạnh. Đến cuối tháng 3, dường như giá đất ở mọi nơi đều bình ổn trở lại, dù đã “xẹp hơi” song theo nhiều chuyên gia, nói thị trường xuống giá hay chưa thì chưa đánh giá được vì không ghi nhận giao dịch. Nhiều người chào bán đấy, giá thấp cũng chẳng có ai mua. Đây là hệ quả đầu tư theo phong trào dẫn đến thị trường ảm đạm như vậy.
Nhiều nhà đầu tư ôm quả đắng chỉ sau có vài tháng mua hàng. Thoát hàng ra chưa kịp, giá xuống một nữa, bán chẳng ai mua, những hệ lụy đã gặp phải nhiều năm qua nhưng nhà đầu tư mới vào còn chưa quen được nên hàng bị đóng băng lại. Lợi ích cuối cùng cũng chỉ là “bầy cò” đất, bay hết nơi này đến nơi khác có nhiệm vụ làm sốt đất để ăn chênh lệch rồi rút mất hút khỏi địa phương.
Ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam lo ngại sốt đất quay trở lại. Khả năng về đợt sốt đất là rất cao do nhu cầu đầu tư của người dân thì lớn, thị trường lại khan hiếm nguồn cung, một bộ phận lợi dụng tình trạng này đẩy giá lên cao.
Còn theo chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, hiện nay có tình trạng “trớ trêu”: Những người có đất thì “hô” giá trên trời, nhà đầu cơ thì tha hồ “thổi giá”, người mua ái ngại, cuối cùng không có mấy giao dịch. “Giá tăng cao quá, bị “thổi” nhiều, không đi kèm với giá trị, do vậy đường cung – đường cầu khó gặp nhau; có dấu hiệu của một nguy cơ bong bóng bất động sản trong tương lai”. Ông nói thêm “Khi giá đất tăng, người sở hữu lại càng tiếp tục kỳ vọng còn cao giá hơn nữa. Cung – cầu đi song song nhau. Chỉ cần cú sốc thì thị trường sẽ gánh hệ lụy lớn”.
Những người có tiền muốn tham gia để có tiền nhiều hơn trong khi rất thiếu chuyên nghiệp, hay bị tác động của hiệu ứng đám đông, tức là chỉ vì khát vọng của lòng tham mà không đủ luận cứ. Giới đầu cơ thành thạo hơn kích động lòng tham để kiếm lời từ tham gia cò mồi, dẫn mối, thậm chí cả “lướt sóng” giai đoạn đầu.
Tình hình thị trường đến tháng 5 còn sôi nổi nhưng bước qua đầu tháng 6 mọi thứ bị đình trệ trở lại, với những ca mắc covid đầu tiên vào đầu tháng 5 và bùng nỗ trong những tháng còn lại làm thị tường chao đảo. Dường như đóng băng toàn thị trường khi các địa phương siết chặt lệnh giản cách để phòng chống dịch bệnh, mọi kế hoạch ra mắt sản phẩm tiếp tục bán các sản phẩm giai đoạn tiếp theo,… bị ngưng vô thời hạn. Các chuyến dịch bán hàng online nhưng mang lại kết quả không cao chỉ có sự quan tâm sản phẩm của khách hàng còn lại không phát sinh một giao dịch nào cả.
Chênh vênh đến cuối tháng 9 đầu tháng 10 khi lệnh giản cách được mở, các cửa ngỏ địa phương được thông thương thì mọi thứ cũng trở nên nhộn nhịp lại. Nhiều lượt khách đi thăm quan và giao dịch, thống kê từ nhiều đơn vị trong 2 tháng cuối năm lượng giao dịch có tăng so với 3 tháng trong dịch nhưng không vào đâu so với những năm trước.
Những biến động lớn trên thị trường một năm qua cho chúng ta cảm giác được những gì tồn tại cốt lõi trong thị trường bất động sản. Với một năm chật vật của doanh nghiệp bất động sản, nhân viên và cả khách hàng làm mọi thứ đảo lộn và bên cạnh những điều tiêu cực đó thì việc gỡ rối về chính sách đầu tư, chính sách tiền tệ,… hứa hẹn chúng ta có một năm mới 2022 nhiều thay đổi và sẽ là tiền đề vũng chắc cho những năm còn lại.
Cương Nguyễn
(Tổng Hợp)