Do đợt dịch lần 4 kéo dài khiến hơn 20 địa phương trên cả nước phải áp dụng chỉ thị 16 gây ra các đứt gẫy về kinh tế, nhiều tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng GDP 2021 của Việt Nam về dưới 5%. Đáng nói, khu vực sản xuất chịu thiệt hại nặng nề nhất do chi phi sản xuất tăng cao và đứt gẫy chuỗi cung ứng.
Việc thực hiện Chỉ thị 16 kéo dài, mô hình 3 tại chỗ hoặc 1 cung đường 2 điểm đến đang gây khó khăn cho doanh nghiệp, hệ lụy huỗi cung ứng đối diện nguy cơ đổ vỡ. Đây là 1 trong 2 thách thức lớn nhất của mục tiêu kép mà Việt Nam đã đặt ra.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, động lực tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào tốc độ triển khai các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp (DN); mở rộng hoạt động thương mại, tận dụng cơ hội từ FTA, chuyển đổi số, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đây chính là động lực cả trước mắt và dài hạn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay về mức 4,7%. Và nếu tính từ đầu năm đến nay, đây đã là lần thứ 3 liên tiếp đơn vị này hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam, từ mức 7,8% lần lượt xuống còn 6,7%; 6,5% và hiện là 4,7%. Nguyên nhân là do chỉ số kinh tế suy yếu, dịch bệnh trầm trọng và tiêm chủng vaccine chậm.
Ông Jacques Morriet – Chuyên gia kinh tế trưởng – Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đặt vấn đề: Nền kinh tế Việt Nam liệu có khả năng phục hồi vào cuối năm 2021 hay không? Điều đó còn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch COVID-19 bùng phát hiện nay. Hiệu quả của việc triển khai vaccine và hiệu suất của các biện pháp tài khóa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình bị ảnh hưởng, và để kích thích phục hồi. Nếu nhìn trên nền hình sản xuất hiện thông số PMI tháng 8/2021, cho thấy 40,2 điểm là con số thấp nhất 15 tháng gần đây.
Bởi việc giãn cách xã hội kéo dài trên phạm vi rộng khiến khu vực sản xuất trở nên bị tổn thương khá lớn. Cụ thể, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI của Việt Nam đã giảm xuống 40,2 điểm trong tháng 8. Đây là mức suy giảm lớn nhất từ tháng 4/2020. Đồng thời, các điều kiện kinh doanh đến nay cũng giảm ba tháng liên tiếp.
Chúng ta đã xác định phải sống chung với đại dịch, cuộc chiến này là lâu dài. Vì vậy, doanh nghiệp cần đặt mục tiêu cân bằng giữa rủi ro và cơ hội để hướng tới phát triển bền vững để kiểm soát hiệu quả các sự cố để giảm thiệt hại một cách tốt nhất; Nhanh chóng khôi phục và bảo vệ hạ tầng về công nghệ thông tin; Phản ứng lại các mối nguy động để bảo vệ, duy trì giá trị và thương hiệu doanh nghiệp.
GDP Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 4,8% cho cả năm 2021, mặc dù nền kinh tế đã ghi nhận kết quả vững chắc trong nửa đầu năm. Dự báo này, thấp hơn hai điểm phần trăm so với dự báo do Nhóm Ngân hàng Thế giới đưa ra vào tháng 12 năm 2020, có xét đến tác động tiêu cực của đợt dịch COVID-19 hiện nay đến các hoạt động kinh tế.
Dự báo trên được đưa ra trong ấn bản mới nhất của Báo cáo Điểm lại – là báo cáo cập nhật kinh tế sáu tháng về tình hình kinh tế Việt Nam được ra mắt hôm nay – trong đó chỉ ra những nỗi đau kinh tế liên quan đến đợt dịch COVID-19 bùng phát gần đây. Các biện pháp hạn chế đi lại của Chính phủ nhằm kiềm chế đại dịch đã có ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước.
Trong tháng 07, doanh số bán lẻ giảm 19,8% so cùng kỳ năm trước, là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 04 năm 2020, trong khi Chỉ số sức mua hàng (PMI) cũng giảm đáng kể. Về kinh tế đối ngoại, cán cân thương mại hàng hóa đã chuyển sang thâm hụt trong vài tháng qua, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài phần nào thể hiện sự thận trọng. Các chuỗi cung ứng và các khu công nghiệp bị gián đoạn do dịch COVID-19 tái bùng phát diện rộng dường như đã buộc các đơn vị xuất khẩu phải tạm thời đóng cửa nhà máy hoặc đình hoãn sản xuất.
Nhật Hạ