Chủ yếu đối với dự án đã bàn giao từ hơn 10 năm đến 5 năm trở lại đây. Theo các tổ chức nghiên cứu thị trường địa ốc, nguồn cung căn hộ vẫn duy trì tình trạng khan hiếm.
Tại TP.HCM cũng có hàng ngàn căn hộ tái định cư ở các dự án đang bỏ hoang, thưa thớt người về ở. Chẳng hạn, nhiều block chung cư xây xong như ở khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) cỏ mọc hoang um tùm, cửa đóng then cài nằm phơi sương gió bong tróc, nước sơn xuống màu cũ kỹ.
Nhiều căn hộ cửa đóng chặt, bụi đóng lớp dày trên nền gạch. Số liệu từ Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy trên địa bàn TP có 11.681 căn hộ và nền đất tái định cư. Trong đó, khoảng 4.000 căn hộ, nền đất đã được phân bổ cho quận, huyện để phục vụ tái định cư. Hơn 2.500 căn hộ, nền đất (1.274 căn hộ và 1.303 nền đất) dùng làm quỹ dự phòng. Còn gần 5.000 căn hộ và nền đất (4.927 căn hộ và 41 nền đất) đang làm thủ tục để bán đấu giá.
Ông Phạm Đăng Hồ – trưởng phòng phát triển nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TP.HCM – cho biết số căn hộ, nền tái định cư TP.HCM đang làm thủ tục bán đấu giá hầu hết nằm ở khu vực ngoại thành, không phù hợp nhu cầu của người dân hoặc căn hộ xây dựng quá lâu, số lượng không lớn, nằm tản mác rất khó để cân đối bố trí tái định cư cho người dân trong cùng một dự án.
Tuy nhiên, việc đấu giá hiện nay đang vướng về thẩm quyền do trước đây HĐND TP.HCM có nghị quyết phân cấp, ủy quyền cho chủ tịch UBND TP bán đấu giá nhà thuộc diện điều chỉnh nghị định 167 (quy định về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công), còn chưa phân cấp, ủy quyền bán đấu giá với nhà tái định cư. Do vậy, sắp tới TP phải báo cáo với HĐND TP và tìm cách giải quyết.
Về ý kiến chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội, ông Hồ cho hay theo quy định, những hộ bị giải tỏa nếu không có chỗ ở nào khác và không đủ tiền mua nhà tái định cư sẽ được mua hoặc thuê nhà ở xã hội. Nếu chuyển nhà ở tái định cư sang nhà ở xã hội để bố trí tái định cư sẽ phù hợp quy định và TP tập trung việc này.
Tuy nhiên, hiện giá bán nhà ở xã hội không bao gồm tiền sử dụng đất, trong khi quỹ nhà tái định cư được tạo lập có nhiều nguồn gồm nguồn đầu tư bằng vốn ngân sách, mua lại dự án nhà ở thương mại của tư nhân và sử dụng nhà ở xã hội (của Nhà nước hoặc tư nhân) xây dựng.
Do vậy, nếu chuyển sang nhà ở xã hội bán không tính tiền sử dụng đất sẽ không đảm bảo thu lại nguồn ngân sách do TP đã bỏ ra. Vì thế, việc đấu giá để có nguồn tiền đầu tư tiếp nhà tái định cư hoặc nhà ở xã hội sẽ phù hợp hơn.
Riêng tại Hà Nội, trong quý 2/2022, mới chỉ có 3.400 sản phẩm mới được bổ sung vào thị trường, giảm 28%, nguồn cung sơ cấp cũng giảm 43% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung giảm nên giá dự án căn hộ chung cư mới đều ghi nhận ở ngưỡng cao. Thực tế, một số tòa chung cư tại khu vực Nam Từ Liêm, dọc trục đại lộ Thăng Long đang được chào bán với mức giá 45 – 60 triệu đồng/m2.
Với mức giá cao, để sở hữu căn hộ chung cư mới, người mua phải bỏ ra khoảng 2 – 3 tỷ đồng cho căn hộ diện tích 55 – 70 m2. Trong khi đó, muốn sở hữu căn 3 phòng ngủ, người mua chi khoảng 3,5 – 4,5 tỷ đồng. Vì vậy, nhiều người có xu thế tìm mua các căn hộ đã sử dụng cũng góp phần đẩy giá lên.
Tổng Hợp