Trong nửa đầu năm nay, trong khi các lĩnh vực của nền kinh tế TP.HCM phục hồi và tăng trưởng mạnh sau dịch COVID-19, thì BĐS lại tăng trưởng âm (-5,82%). Nhiều doanh nghiệp địa ốc phía Nam không bán được hàng, buộc cắt giảm tối đa mọi chi phí, cắt giảm nhân sự…
Đến 9 tháng, thị trường BĐS đã có dấu hiệu dần phục hồi trở lại với nguồn cung 11.600 căn, tăng 70,5% so với 9 tháng đầu năm 2021, nhưng số lượng nhà ở này cũng chỉ bằng khoảng 36% so với cùng kỳ năm 2017 chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn của thị trường.
Nhìn tổng thể, “bức tranh” thị trường BĐS đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn, căng thẳng với các biểu hiện qua sức mua và tính thanh khoản đều sụt giảm mạnh. Các chủ đầu tư dự án không bán được hàng nên thiếu tiền mặt, thiếu vốn lưu động bộc lộ qua động thái của một số chủ đầu tư dự án BĐS, nhà ở thương mại thu hẹp quy mô đầu tư, giãn tiến độ thi công, giảm nhân sự, tăng tỷ lệ chiết khấu bán nhà lên rất cao, có trường hợp lên đến 40% giá trị hợp đồng.
Các vướng mắc về thể chế pháp luật của các dự án cũng cần sớm tháo gỡ. Bởi có đến 70% khó khăn của các dự án trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất. Đây là điều mà nhiều DN kỳ vọng Quốc hội sẽ thông qua và được giải quyết trong Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh BĐS (mới) khi có hiệu lực.
Ngoài ra, các DN cho rằng, thủ tục hành chính hiện này đang rất phức tạp kéo dài thời gian thực hiện dự án nhà ở, khoảng 3-5 năm. Điều này làm mất cơ hội kinh doanh và tăng chi phí đầu tư.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho biết, so với năm 2017 là năm thị trường BĐS TP.HCM tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua với tổng số 42.991 căn nhà. Nhưng, từ năm 2018 đến nay đã xuất hiện rõ rệt tình trạng lệch pha cung – cầu, sụt giảm nguồn cung dự án dẫn đến sụt giảm nguồn cung sản phẩm nhà ở.
Cụ thể, năm 2018 nguồn cung có 28.316 căn, chỉ bằng 65,8% so với năm 2017; năm 2019 nguồn cung có 23.046 căn, chỉ bằng 53,6% so với năm 2017; năm 2020 nguồn cung có 16.895 căn, chỉ bằng 39,2% so với năm 2017; năm 2021 nguồn cung có 14.443 căn, chỉ bằng 33,6% so với năm 2017. Do vậy, HoREA đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy trình chuẩn về thủ tục đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại theo Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong nửa đầu năm nay, trong khi các lĩnh vực của nền kinh tế TP.HCM phục hồi và tăng trưởng mạnh sau dịch COVID-19, thì BĐS lại tăng trưởng âm (-5,82%). Đến 9 tháng, thị trường BĐS đã có dấu hiệu dần phục hồi trở lại với nguồn cung 11.600 căn, tăng 70,5% so với 9 tháng đầu năm 2021, nhưng số lượng nhà ở này cũng chỉ bằng khoảng 36% so với cùng kỳ năm 2017 chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn của thị trường. Vị Chủ tịch HoREA nhận định, chủ đầu tư, người mua nhà, nhà đầu tư thứ cấp khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, mà nếu được vay thì phải chịu lãi suất vay cao hơn; DN BĐS khó tiếp cận nguồn vốn trái phiếu DN riêng lẻ; xuất hiện DN quản lý và đầu tư BĐS thực hiện phương thức chia nhỏ giá trị BĐS để huy động nguồn vốn nhàn rỗi, nhỏ lẻ trong xã hội.
Các vấn đề nêu trên không phản ánh tất cả “sức khỏe” của các doanh nghiệp địa ốc phía Nam. Nhưng, nhìn chung, những tác động trong và ngoài nước thời gian qua đã ảnh hướng lớn đến dòng tiền của các DN. Có một đặc điểm chung đó là các DN đều đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi không thể bán được hàng, dự án không thể triển khai, phải cắt giảm chi phí, cắt giảm nhân sự và phải bán rẻ cả quỹ đất để tồn tại.
Hiện, để công ty tồn tại, các lãnh đạo công ty đang huy động vốn từ những mối quan hệ thân tín, chấp nhận giảm giá trị sản phẩm và một số quỹ đất cũng được đặt lên bàn giao dịch.
Tổng Hợp