Ngay cả khi Covid-19 ảnh hưởng thị trường bất động sản, các đại gia địa ốc vẫn không dừng lại cuộc “săn tìm quỹ đất”.
Theo nghiên cứu mới đây từ JLL, đối với một thị trường bất động sản đang phát triển nhanh chóng như Việt Nam, việc tìm mua được quỹ đất tốt không chỉ dựa vào nguồn tài chính. Chiến lược kinh doanh rõ ràng và bền vững, tầm nhìn dài hạn, năng lực phát triển, am hiểu thị trường sâu sắc và khả năng tiếp cận quỹ đất phù hợp là điều không thể thiếu đối với bất kỳ chủ đầu tư nào để thành công trong ngắn hạn và dài hạn.
Cuộc đua thâu tóm bất động sản của các doanh nghiệp Việt có tiềm lực về tài chính thông qua các thương vụ M&A được dự báo sẽ còn sôi động trong năm 2022. Bởi lẽ, hiện tại quỹ đất ngày càng khan hiếm, thủ tục triển khai dự án bị siết chặt; các chủ đầu tư yếu kém không trụ được trước khó khăn sẽ buộc phải bán trao tay dự án hoặc chấp nhận chuyển nhượng cổ phần cho các chủ đầu tư khác chất lượng hơn; quy định về đóng cửa biên giới và các hạn chế đi lại sẽ còn là trở ngại với đầu tư ngoại… Chỉ có M&A mới có thể giúp “ông lớn” tiếp tục mở rộng quy mô, phát triển dự án.
Nổi danh với hàng loạt thương vụ M&A, “đại gia” Novaland đã và đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thâu tóm hàng trăm héc-ta đất tại các địa phưởng. Cụ thể, doanh nghiệp này tìm kiếm quỹ đất tại Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Phan Thiết… để phát triển khu đô thị và bất động sản du lịch.
Bước sang mảng phát triển dự án chỉ trong vài năm trở lại đây, An Gia cũng trở thành cái tên coi M&A là con đường để nhanh chóng thâu tóm quỹ đất, phát triển dự án. Doanh nghiệp này đã từng xác định M&A là cách thức để xác lập vị thế nhanh chóng trên thương trường bất động sản.
An Gia hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện pháp lý và lập quy hoạch dự án tỷ lệ 1/2000, sau khi mua lại một khu đất của Công ty cổ phần Năm Bảy Bảy. Liên quan dự án này, An Gia lên kế hoạch sẽ đưa ra thị trường 7.000-8.000 sản phẩm gồm căn hộ, shophouse, nhà phố thấp tầng vào nửa đầu năm 2022, ước tính mang về cho chủ đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng lợi nhuận.
Tham gia vào cuộc đua M&A, Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt đã thông qua chủ trương mua 99% vốn tại Công ty đầu tư Bắc Cường, một trong những đơn vị sở hữu các quỹ đất tại TP. Đà Nẵng. Tháng 6/2021, Phát Đạt mua 99,5% vốn của Công ty cổ phần bất động sản đầu tư và phát triển cao ốc Bình Dương để chính thức sở hữu dự án chung cư Bình Dương Tower diện tích 45.510 m2, tổng mức đầu tư dự kiến là 5.600 tỉ đồng.
Góp mặt vào danh sách những đại gia mạnh tay chi tiền mua đất, hồi đầu năm 2021, Vinhomes đã công bố việc mua lại Khu đô thị Đại An tại tỉnh Hưng Yên, vùng vệ tinh phía Đông Hà Nội. Theo đó, Khu đô thị Đại An (còn gọi là Vinhomes Dream City) có tổng quy mô 486 ha, dự kiến cung cấp các sản phẩm đa dạng như căn hộ, biệt thự, nhà phố và shophouse.
Các chuyên gia dự báo, cuộc đua thâu tóm bất động sản của các doanh nghiệp Việt có tiềm lực về tài chính thông qua các thương vụ M&A sẽ tiếp tục sôi động. Bởi, thị trường sẽ còn nhiều biến động do quỹ đất ngày càng khan hiếm, thủ tục triển khai dự án bị siết chặt; các chủ đầu tư yếu kém không trụ được trước khó khăn sẽ buộc phải bán trao tay dự án hoặc chấp nhận chuyển nhượng cổ phần cho các chủ đầu tư khác chất lượng hơn; quy định về đóng cửa biên giới và các hạn chế đi lại sẽ còn là trở ngại với đầu tư ngoại… Đây chính là cơ hội cho M&A để thay đổi diện mạo thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Trong năm 2022, thị trường bất động sản nhiều khả năng sẽ tiếp tục sôi động với những thương vụ M&A. Lý do quan trọng là các doanh nghiệp có tiềm lực hùng mạnh sẽ rút ngắn thời gian tham gia thị trường với từng dự án cụ thể trong bối cảnh quỹ đất ngày càng hạn chế hơn. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 cũng đã khiến không ít doanh nghiệp chịu nhiều tổn thất, không còn đủ năng lực để phát triển các dự án dang dở và đành phải bán lại cho những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt hơn.
Hiện có những tập đoàn bất động sản trong nước đang có được đà phát triển rất tốt. Với uy tín sẵn có, kinh nghiệm phát triển dự án và bán hàng hiệu quả, họ đang rất “khát” đất cũng như các dự án dang dở để có thể nhanh chóng tiến hành dự án mới hoặc tiếp tục các dự án chưa hoàn thành.
Tổng Hợp