Họ tạo sóng, gây sốt ảo để bán ra trục lợi và sẵn sàng tung tin đồn thất thiệt, tạo tâm lý hoang mang để dìm giá về dưới vùng đáy của thị trường để mua vào.
Trong các kênh đầu tư dài hạn thì bất động sản nói chung là kênh đầu tư an toàn và mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong khoảng thời gian hơn 10 năm lại đây tại Việt Nam.
Việc đầu tư bất động sản dựa trên lựa chọn đúng thời điểm chu kỳ của thị trường để mua vào hay bán ra và nhận diện đúng xu hướng phát triển về hạ tầng, các yếu tố kinh tế vĩ mô lại có tính chất quyết định trong việc thu lại lợi nhuận.
Nhà đầu tư “lướt sóng” thực chất là những nhà đầu cơ trên thị trường. Đây là những đối tượng chính gây bất ổn cho thị trường bất động sản. Họ tạo sóng, gây sốt ảo để bán ra trục lợi và sẵn sàng tung tin đồn thất thiệt, tạo tâm lý hoang mang để dìm giá về dưới vùng đáy của thị trường để mua vào.
Theo khảo sát, hiện nay khoảng 1/3 số lượng nhà đầu tư cá nhân không còn bị hút vào việc đầu cơ “lướt sóng”. Nhiều người chấp nhận giảm lợi nhuận để đẩy hàng nhanh hơn trong mùa dịch; thậm chí là chấp nhận lỗ để thu hồi vốn.
Cũng theo các chuyên gia, mặc dù trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh; nhưng bất động sản vẫn được xác định là cơ hội đối với nhà đầu tư cá nhân. Đặc biệt là nhóm nhà đầu tư có đủ tiềm lực kinh tế, họ chọn lúc thị trường đi xuống để rót tiền. Còn các nhà đầu tư lướt sóng thì chọn cách “xuống” tiền ở thời điểm thị trường sôi động.
Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), năm 2020 là năm thứ 2 thị trường bất động sản và doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn.
Nhà đầu tư “lướt sóng” mua đầu cơ kiếm lợi nhuận ngắn hạn nên hầu như không đầu tư gia tăng giá trị bất động sản, không tạo ra giá trị cho thị trường, cho xã hội. Không giúp cho thị trường phát triển bền vững. Họ chỉ tập trung kiếm lợi dựa trên lợi thế thông tin và truyền thông bẩn.
Thị trường bất động sản Đà Nẵng hiện nay đang ở vùng đáy của chu kỳ, trong khi đó các vùng khác như TP.HCM và nhiều nơi khác lại đang tạo lập đỉnh.
Thời đỉnh điểm của thị bất động sản Đà Nẵng (cuối năm 2018 – đầu năm 2019), giá cả mua bán đất tại các phân khúc liên tục tăng. Kèm theo đó, giá trị ảo cũng biến động liên tục, bởi các nhà đầu tư “lướt sóng” liên tục tạo sóng, gây sốt.
Trong giai đoạn từ 2015 đến giữa năm 2018, thị trường bất động sản hồi phục và phát triển, khiến các nhà đầu tư dễ dàng “lướt sóng” khi đánh đâu thắng đó.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 đến nay, thị trường đã chững lại. Mặt khác, nhiều người cũng có xu hướng giữ tiền mặt để dự phòng khi bất trắc. Trong xu hướng này, việc đầu cơ “lướt sóng” bất động sản không còn là phương án khả thi.
Cũng chính vì gây sốt ảo tại thời điểm đỉnh điểm, từ 2 năm trở lại đây, dù không còn giá trị ảo và giá mua bán đất tại Đà Nẵng đang ở vùng đáy, nhưng người dân vẫn gặp khó khăn trong việc mua đất, xây nhà.
Một trong những địa phương, giá đất bỗng dưng “dậy sóng” sau Tết Nguyên đán là Đà Nẵng.
Cụ thể, những lô đất 100 m2, tại Hòa Xuân, và Nam Hòa Xuân trước Tết có giá từ 2,4 – 2,8 tỷ đồng, thì nay đã tăng vọt lên 2,7 – 3 tỷ đồng, tùy từng vị trí. Tương tự, tại khu đô thị Phước Lý, khu đô thị FPT Đà Nẵng, giá đất cũng tăng trên dưới 100 triệu đồng, dao động từ 1,6 – 2,3 tỷ đồng.
Trong khi đó, những lô đất ven biển, giá trị cũng tăng 20% – 30% so với trước Tết. Ví dụ, một lô đất 120 m2, ven biển thuộc Sơn Trà, tăng gần 1 tỷ đồng, từ 9 tỷ lên 10 tỷ đồng, tương đương 120 triệu đồng/m2.
Cũng giống như “cơn sốt” ở Đà Nẵng, sau Tết, một địa phương thuần nông nghiệp như Hớn Quản, Bình Phước cũng bất ngờ có “sóng”.
Nếu “tin đồn” đó là thật, nhà đầu tư sẽ có lời lớn. Bởi, thông thường, khi giá đất đang ở dạng “tin đồn” thường có giá trị thấp, nhưng khi “tin đồn” đó được xác định là có, chắc chắn giá đất sẽ tăng rất mạnh. Từ đó, nhà đầu tư sẽ có lời lớn.
Trong trường hợp này, “tin đồn” sân bay Quốc tế Long Thành đã mang lợi lợi nhuận “khủng” cho rất nhiều nhà nhà đầu tư.
Nếu “tin đồn” này là giả mạo, không có thật. Chắc chắn nhà đầu tư sẽ rơi vào cảnh trắng tay. Ví dụ, “tin đồn” về việc thành lập đặc khu kinh tế Vân Đồn, Phú Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư phải “chết vốn”.
Theo nhận định của chuyên gia, nhà đầu tư “lướt sóng” là những đối tượng chính gây bất ổn cho thị trường bất động sản.