Đất nền tại nhiều tỉnh thành không còn hấp dẫn giới đầu tư sau những cơn “sốt đất”, nhiều nhà đầu tư đau đầu với việc dòng tiền bị “đứt gãy”.
Trong “cơn sốt” quý I, nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường, giá đất nền đã tăng lên ngưỡng cao. Từ nửa cuối tháng 4, thị trường bắt đầu hạ nhiệt, giá chững và nhu cầu giảm.
ang tháng 5, thị trường gặp khó do dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại, khiến dòng tiền và sự quan tâm của thị trường có sự dịch chuyển. Nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn những sản phẩm bất động sản có mức giá tăng chưa cao, mặt bằng giá hấp dẫn hơn. Cũng như nhiều phân khúc khác, giai đoạn này, đất nền cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 và trong khoảng 6 tháng tới, sẽ rất khó để phân khúc này trở lại nhộn nhịp như đã từng. Động lực quan trọng khiến phân khúc đất nền trở nên sôi động chính là cơ sở hạ tầng. Thông tin tích cực từ chiến dịch tiêm ngừa vaccine trên diện rộng sẽ là chất xúc tác quan trọng đối với sự hồi phục của thị trường. Dịch Covid-19 được khống chế sớm chừng nào thì nhiều dự án cơ sở hạ tầng sẽ được tái khởi động lại sớm chừng ấy, tiếp tục đóng vai trò là động lực chính yếu cho sự sôi động trở lại của phân khúc đất nền.
Mới chỉ vài tháng trước, thông tin về việc có khả năng quy hoạch một số huyện lên quận hoặc thành phố trực thuộc TP.HCM còn khiến đất nền tại Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ hoặc Nhà Bè được tìm kiếm mạnh thì nay lượng truy vấn đã giảm mạnh. Các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An hay Bà Rịa – Vũng Tàu cũng ghi nhận các thông tin tìm kiếm về đất nền giảm khoảng 10-12% trong giai đoạn tháng 4 và tháng 5. Trong số các tỉnh thành này, Long An đang ghi nhận có hiện tượng dư thừa nguồn cung đất nền.
Sau Tết Âm lịch, tại nhiều tỉnh thành, giá đất nền liên tục lập đỉnh. Mức giá tăng nhanh chỉ trong vòng 1-2 tháng. Ngay sau đó, các Bộ ngành và lãnh đạo các địa phương đã liên tục thực thi các giải pháp để bình ổn cơn sốt đất, như tạm dừng tách thửa, dừng chuyển nhượng đất nông nghiệp thành đất ở, kiểm tra pháp lý của các dự án. Cộng với ảnh hưởng từ dịch COVID-19 bùng phát, giá đất nền tại một số nơi đã hạ nhiệt nhanh chóng. Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Phước, và một số huyện ngoại thành Hà Nội đã trở thành tâm điểm của cơn sốt đất hồi đầu năm. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khung cảnh rất đìu hiu, vắng vẻ. Các sàn giao dịch cho biết, tham gia giao dịch trong cơn sốt đất vừa qua chủ yếu là các nhà đầu tư. Nhiều trường hợp chưa trả hết số tiền mua đất mà chỉ mới dừng ở việc đặt cọc từ 50 – 100 triệu đồng. Nay, họ sẵn sàng bỏ cọc, mất khoản tiền này còn hơn là tiếp tục xuống tiền để chịu lỗ bởi giá đất nền nhiều nơi đã giảm 20-30% so với thời điểm sốt nóng. Cá biệt, có nơi còn giảm tới 1 nửa, chủ yếu tại các dự án dang dở, chưa xong thủ tục pháp lý.
Số liệu từ một số đơn vị nghiên cứu cho thấy, trong tháng 5, nguồn cung đất nền tại các nơi như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vùng Tàu, Long An chỉ đạt 1.000 sản phẩm, giảm 30% so với tháng trước, kèm theo đó là lượng tiêu thụ đã giảm hơn 60%. Nguyên nhân là do đợt bùng phát dịch lần thứ 4 và người mua có tâm lý thận trọng hơn sau những cơn sốt đất thời gian qua.
Khi cơn sốt đất hạ nhiệt loại hình này ít được quan tâm hơn. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tình loại hình nhà ở này đang rơi tình trạng “ế ẩm”. Nhiều chủ đầu tư đã phải lên mạng để rao bán. Chỉ cần gõ “Mua bán căn hộ chung cư mini” trên google trong thời gian 1 tháng trở lại đây cho ra rất nhiều trang mạng xã hội rao bán loại hình này. Trên các trang rao bán công khai số điện thoại, tên tuổi và ghi rất rõ thông tin chi tiết căn hộ chung cư mini đang cần bán. Phân khúc chung cư tại Hà Nội vẫn tăng giá 4 – 6% so với cuối năm ngoái. Còn TP Hồ Chí Minh ghi nhận mức tăng trên 10%. Các căn hộ giá hàng trăm triệu/m2 xuất hiện ngày càng nhiều.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định, hiện nay nhiều dự án chung cư vốn thuộc phân khúc bình dân nay giá bán đã ngang bằng căn hộ trung cấp, còn căn hộ trung cấp lại lên mức giá của phân khúc cao cấp.
Cương Nguyễn