Trong mọi quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần “cái đầu tỉnh táo” suy tính đến các yếu tố cơ bản như: lý do tạo nên tiềm năng của khu vực? Liệu đó có phải là tin đồn hay không? Thông báo chính thức về việc sẽ có dự án mới tại khu vực đã được công bố chưa? Khi nào thì quyết định này đi vào thực tiễn? Dự kiến về lộ trình hoàn thiện của dự án mới, cơ sở hạ tầng mới?
Khi đầu tư thì giới hạn đầu tư cũng là một yếu tố cần chú ý. Thông thường nhà đầu tư sẽ tiếp tục đầu tư khi thấy có lợi nhuận. Nhà đầu tư cần nắm được tiến trình đầu tư và chiến lược thoái vốn, liệu bản thân họ có khả năng chi trả cho các khoản vay hay có lượng vốn sở hữu đủ lớn để tiếp tục đầu tư không.
Nhìn thị trường bất động sản Việt Nam từ 15 năm kinh nghiệm và những chu kỳ nhất định, ông cho biết từng chứng kiến một số chu kỳ có lượng đầu cơ rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản nhà ở tại Hà Nội hay TP. HCM. Có thể nói, đã có những thời điểm nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy kinh tế thông qua các khoản vay ngắn hạn/dài hạn để thực hiện một lượng lớn các giao dịch ngắn hạn và đầu tư lướt sóng.
Sự xuất hiện một số loại tín dụng trên thị trường bất động sản không hẳn là điều xấu nhưng rõ ràng là chúng ta đều kỳ vọng hoạt động cho vay tính dụng được kiểm soát. Hệ quả dễ nhận thấy của hoạt động vay tín dụng thiếu kiểm soát là các hoạt động đầu tư không được nghiên cứu và tham khảo đầy đủ và đầu tư lướt sóng.
Tiếp cận tín dụng tốt có thể thúc đẩy nền kinh tế, tuy nhiên, việc này cần được kiểm soát chặt chẽ. Hiện nay, các giao dịch vẫn đang dựa nhiều trên vốn sở hữu cá nhân, vì vậy chúng tôi không quá lo ngại về hoạt động tín dụng trên thị trường.
So với nhiều nước trên thế giới vẫn đang đối mặt với Covid-19 thì Việt Nam ở vị thế tương đối tốt với các tín hiệu kinh tế lạc quan và hoạt động kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Nhiều khả năng nền kinh tế sẽ có kết quả khả quan hơn vào cuối năm nay, nhu cầu đầu tư theo đó sẽ tăng.
Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Hà, cho biết sốt đất không chỉ có ở các khu vực quy hoạch rõ ràng, có giấy phép xây dựng mà còn xảy ra ở những vị trí không nằm trong quy hoạch như đất thổ cư trong làng xóm, thậm chí đất phi nông nghiệp. Dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng sốt đất đã tàn phá kinh tế, xã hội, công ăn việc làm của người dân…
Ông Hà cho biết sốt đất không chỉ ở các khu vực có quy hoạch rõ ràng, có giấy phép xây dựng, mà “cơn sốt” còn xảy ra ở những vị trí không nằm trong quy hoạch, đất thổ cư trong làng xóm, thậm chí đất phi nông nghiệp như đất trồng rừng… Những cơn sốt này xuất hiện chủ yếu bởi các thông tin quy hoạch như sân bay, đường cao tốc giao thông, dự án của doanh nghiệp lớn.
Có không ít người đang tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại các địa điểm khác của thành phố, các tỉnh ngoài, hoặc các địa điểm ven biển mới. Vốn đầu tư cũng được ghi nhận tăng trưởng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất tại các thị trường thành phố trực thuộc tỉnh.
Ở nhiều địa phương, xuất hiện hiện tượng tung tin không đúng sự thật về quy hoạch và phát triển dự án. Thậm chí lợi dụng những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nhà nước, tạo dựng tài liệu giả để tung tin, tạo sóng. Điều này tác động rất xấu đến lợi ích của các nhà đầu tư thiếu kiến thức, kinh nghiệm.
Trong một khảo sát mới nhất của Hội môi giới BĐS cho thấy: Có hiện tượng rao bán đất không phù hợp với quy định pháp luật như: đất rừng, đất ruộng, vườn…. xuất hiện thường xuyên trên thị trường. Nhiều cò mồi thường xuyên quy tụ, tập hợp ở những khu vực này, tạo ra sự sôi động, tung nhiều thông tin không có cơ sở, đẩy giá lên từng giờ, từng ngày để lôi kéo các nhà đầu tư vào cuộc.
Chuyên gia cho rằng việc tiếp cận dễ dàng các khoản tín dụng khuyến khích nhiều người vay vốn và đầu tư vào các loại hình bất động sản. Tuy nhiên, hệ quả dễ nhận thấy của hoạt động vay tín dụng thiếu kiểm soát là các hoạt động đầu tư không được nghiên cứu, tham khảo đầy đủ và đầu tư lướt sóng.