Thị trường BĐS có dấu hiệu suy giảm sức mua nhưng giá BĐS sơ cấp không giảm, người có tiền vẫn mua, còn người không có tiền vẫn đứng nhìn, cho nên giá bán vẫn cao. Mặc dù suy giảm về sức mua so với giai đoạn 2016 – 2018 (luôn 80% – 90% nguồn cung mới mỗi kỳ), nhưng tỉ lệ về sức mua từ đầu 2020 đến nay cũng luôn ở mức 60 – 70% nguồn cung mới mỗi quý.
Theo một số chuyên gia, hiện nay có nhiều CĐT không có đủ năng lực cả về tài chính lẫn kinh nghiệm (bao gồm cả kinh nghiệm chạy pháp lý dự án) nhưng vẫn “tay không bắt giặc” bằng mọi cách luồn lách, kể cả nhiều CĐT vô hình. Hậu quả là có những dự án mà bán hàng từ 2 – 3 năm nay nhưng vẫn chỉ là mảnh đất trống cỏ mọc. Thiệt hại thì vẫn là người mua đã xuống tiền mà không biết đến bao giờ mới nhìn thấy tòa nhà hoặc đòi lại được tiền của mình.
Từ cuối 2019 đà suy giảm đã thể hiện rõ, nhiều người cho rằng bong bóng bắt đầu xì hơi hoặc một chu kỳ trầm lắng đóng băng mới của thị trường BĐS sẽ lặp lại như 2011 – 2012. Thế nhưng, với tình hình hiện tại thì không thấy chu kỳ nào giống chu kỳ nào. Thị trường năm 2020 nguồn cung mới giảm, sức mua bị ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế/thu nhập, thị trường thứ cấp kém sôi động, nhưng giá vẫn tăng. Đây là một nghịch lý.
Theo chuyên gia, một trong những lý do được lý giải cho thị trường suy giảm nguồn cung mới là do vấn đề phê duyệt pháp lý của dự án. Hệ thống quy trình phê duyệt pháp lý dự án bị trục trặc – nhưng một vài dự án của CĐT mạnh vẫn giới thiệu vẫn ra hàng. Tuy vậy, không thể phủ nhận thị trường giai đoạn 2019-2020 đang có những nghịch lý rõ nét. Một chuyên gia trong ngành đã chỉ ra các nghịch lý dễ nhận thấy trên thị trường BĐS hiện nay.
Hội môi giới BĐS Việt Nam vừa có báo cáo Hiệp hội BĐS Việt Nam và Bộ Xây dựng về thị trường BĐS quý III/2020. Về lượng cung giao dịch trên thị trường, quý III cả nước có 73.933 sản phẩm BĐS bán ra, gồm 46.773 căn hộ chung cư và 27.160 nhà đất, chủ yếu là hàng tồn từ các quý trước (chiếm khoảng 70%). Về lượng cung mới chào bán và giao dịch từ các sản phẩm mới chào bán đạt 22.602 sản phẩm, giao dịch 9.813/22.602 sản phẩm, tương đương tỉ lệ hấp thụ 43.4%. Quý III/2020, thị trường BĐS có sự phục hồi đáng kể, tỷ lệ hấp thụ từ các sản phẩm mới tăng so với quý I và II.
Thêm vào đó, lượng giao dịch, tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm BĐS quý IV sẽ tăng mạnh so với quý III/2020. Giai đoạn cuối năm, áp lực tăng nhu cầu đầu tư để hiệu quả sử dụng tiền tăng cao thay vì để trong ngân hàng suốt thời gian dài với lãi suất thấp sẽ khiến hiện tượng săn tìm đất đai ở những địa phương bị đồn thổi thông tin có chiều hướng gia tăng, vô tình tạo ra nhiều thị trường giao dịch không chính thống, không được kiểm soát.
Từ quý 2 thị trường này đã có dấu hiệu khởi sắc và kỳ vọng sự bùng nổ ở phía đông TP. Hồ Chí Minh từ cuối 2020 – 2021 nhờ sự kiện thành lập TP.Thủ Đức, song Báo cáo Bất động sản (BĐS) nhà ở mà CTCK VNDIRECT vừa đưa ra vẫn cho rằng thị trường này còn khó khăn do quá trình phê duyệt pháp lý còn chậm và khối lượng giao dịch thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Giữ nguyên quan điểm trung tính cho ngành BĐS nhà ở tại Việt Nam trong bối cảnh bất ổn do đại dịch Covid-19 bùng phát, song VNDIRECT cho rằng thị trường BĐS sẽ hồi phục từ quý 4/2020 nhờ sự thúc đẩy trong đầu tư công, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng.
Với TP. Hồ Chí Minh, VNDIRECT kỳ vọng sẽ có sự bùng nổ ở phía đông cụ thể là Quận 9, Quận 2 và quận Thủ Đức từ cuối 2020 để đón đầu việc thành lập TP. Thủ Đức và hưởng lợi từ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng sắp tới (tuyến Metro số 1, đường cao tốc HCM – Long Thành – Dầu Giây, Vành đai 2 và Xa lộ Hà Nội). Trong quý 2 giá căn hộ đã tăng 15-25% so với cùng kỳ như Vinhomes Grand Park (tăng 17% so với cùng kỳ), Jamila Khang Điền và Safira Khang Điền (tăng 15-30%).
Thời gian qua, thị trường bất động sản TP HCM liên tục đón nhận những thông tin khan hiếm nguồn cung, nhiều chủ đầu tư kêu khó khi tiến độ dự án chậm trễ, thời gian chôn vốn kéo dài. Thị trường bất động sản TP HCM không chỉ gói gọn ở TP HCM mà được gọi là vùng TP HCM, bao gồm các tỉnh giáp ranh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian qua, trong lúc thị trường TP HCM suy giảm thì thị trường các tỉnh giáp ranh lại phát triển phần lớn nhờ hạ tầng khu vực phát triển hơn.
Thị trường BĐS Việt Nam đã chứng kiến và trải qua tất cả những thăng trầm và phát triển. Giữa giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung trong tâm dịch Covid-19 nói riêng, các chuyên gia vẫn luôn có cái nhìn lạc quan và tin tưởng vào sự vực dậy của bất động sản.