Khó khăn thực hiện thủ tục đầu tư, kéo dài thời gian phê duyệt – cấp phép xây dựng; vướng mắc quy định pháp luật dẫn đến không thể phê duyệt hồ sơ đầu tư dự án, hệ quả khó cải thiện nguồn cung cho thị trường BĐS.
Chủ đầu tư dự án BĐS khó thu hồi dòng vốn đầu tư, nhưng vẫn phải duy trì cho dự án.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, năm 2022 nguồn cung BĐS vẫn chưa “sáng sủa”, nhiều vướng mắc pháp lý cần “mạnh tay” tháo gỡ. Vị chuyên gia này cho rằng,cđiểm sáng trong năm nay là nhà đầu tư vẫn bị thu hút đổ tiền vào bất động sản. Tuy nhiên, trước tình trạng sức khỏe của các doanh nghiệp trong ngành còn yếu, thị trường còn nhiều chồng chéo về luật, pháp lý nên cần được tháo gỡ thị trường BĐS phát triển ổn định, bền vững.
Thứ nhất, tiếp tục rà soát mâu thuẫn, chồng chéo của pháp luật, tạo rào cản thủ tục phê duyệt đầu tư dự án BĐS.
Thứ hai, thành lập cơ quan chuyên biệt, có năng lực và khả năng tiếp nhận, xử lý vướng mắc thuộc thẩm quyền chính phủ, nhằm hỗ trợ cho các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thủ tục đầu tư phê duyệt dự án đầu tư.
Thứ ba, Chính phủ đôn đốc các địa phương đẩy mạnh tiến độ phê duyệt thủ tục xây dựng đầu tư cho các dự án BĐS. Xử lý các địa phương không tích cực hỗ trợ các đơn vị phát triển, để tồn đọng và kéo dài nhiều hồ sơ, thủ tục đầu tư dự án BĐS.
Nghiên cứu, đề xuất bố trí gói tín dụng để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà cho công nhân theo phương thức cấp bù lãi suất cho Ngân hàng Chính sách và các ngân hàng thương mại để thực hiện phát triển nhà ở xã hội theo các quy định của pháp luật hiện hành trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Theo dõi sát diễn biến thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhằm kịp thời kiểm soát, điều chỉnh chính sách để thị trường bất động sản luôn phát triển một cách ổn định và lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cho cả nền kinh tế.
Theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tránh rủi ro kép, ngăn chặn việc sử dụng nguồn vốn cho vay sản xuất, tiêu dùng vào đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Nguồn cung nhà ở thương mại vẫn chưa được cải thiện trong 3 tháng đầu năm 2022. Đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, trong quý 1/2022, cả nước hoàn thành có 22 dự án với 5.217 căn; số lượng dự án bằng khoảng 47% so với quý trước đó và bằng khoảng 54% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, tại miền Bắc có 13 dự án với 772 căn, miền Trung 5 dự án với 207 căn, miền Nam 4 dự án với 4.238 căn.
Số lượng dự án hiện đang triển khai xây dựng là 1.216 dự án với 332.387 căn, đã tăng thêm 16% so với quý trước đó nhưng vẫn chỉ bằng khoảng 88% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, tại miền Bắc có 288 dự án với 157.116 căn, miền Trung 239 dự án với 104.860 căn, miền Nam có 689 dự án với 70.411 căn.
Đáng chú ý, số được cấp phép mới chỉ có 39 dự án với 18.660 căn, chỉ bằng khoảng 80% so với quý 4/2021 và bằng khoảng 41% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, miền Bắc có 21 dự án với 6.103 căn, miền Trung 7 dự án với 3.077 căn và miền Nam 11 dự án với 9.480 căn.
Qua số liệu này cho thấy, nguồn cung về nhà ở thương mại trong quý 1/2022 vẫn chưa được cải thiện, đặc biệt là số lượng dự án được cấp phép mới. Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở, cả nước đã hoàn thành 9 dự án với 1.850 ô đất nền; số lượng dự án bằng khoảng 64% so với quý trước đó. Các dự án đang triển khai xây dựng có 181 dự án với 47.723 ô đất nền, tăng 3% so với quý 4/2021. Dự án được cấp phép mới là 13 với 4.854 ô đất nền, chỉ bằng 45% so với quý trước.
Đối với các dự án du lịch nghỉ dưỡng và văn phòng kết hợp lưu trú có 1 dự án đã hoàn thành tại Cao Bằng và số lượng này chỉ bằng khoảng 14% so với quý trước đó. Tuy nhiên, con số đang triển khai củ phân khúc này đã gần đuổi kịp quý trước với 52 dự án bao gồm 20.118 căn hộ du lịch và 7.887 biệt thự du lịch. Tỉnh Khánh Hòa dẫn đầu với 26 dự án, tiếp đến là Vĩnh Phúc 7 dự án và Phú Yên có 6 dự án.
Chỉ có 5 dự án mới thuộc phân khúc du lịch nghỉ dưỡng và văn phòng kết hợp lưu trú được cấp phép mới với 67 biệt thự du lịch, 220 văn phòng kết hợp lưu trú và tập trung chủ yếu tại Hòa Bình, Cao Bằng. Số lượng các dự án này cũng bằng khoảng 83% so với trước và khoảng 33% so với cùng quý I/2021.
Sang năm 2022, ông Đính cho rằng chính sách có cải thiện nhưng cũng chưa kịp thích ứng ngay với thị trường. Đặc biệt, các vướng mắc của đầu tư, kinh doanh bất động sản thường liên quan đến nhiều nhóm luật, không thể sửa trong ngày một, ngày hai. Theo đó, các dự án vẫn sẽ gặp khó khăn và về căn bản, nguồn cung cho thị trường tiếp tục vướng mắc, mất cân đối.
Cụ thể, nguồn cung BĐS liên tục suy yếu trong các năm qua. Lý do, do Covid-19 liên tục phải dừng mọi hoạt động đầu tư xây dựng dự án. Đứt gãy cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị.
Tổng Hợp