Sự suy yếu về tài chính trong doanh nghiệp, không tiếp cận được nguồn vốn vay và thực trạng này hiện nay vẫn đang chưa có lời giải thoả đáng. Nhiều ngân hàng vẫn còng lưỡng lự có nên cho vay hay không trong khi doanh nghiệp đang đuối dần về nguồn vốn để duy trì hoạt động…
Sau thời gian ngấm đòn của COVID-19, các doanh nghiệp đã suy yếu sức khỏe tài chính, không đủ để đáp ứng các tiêu chuẩn vay, trong khi phía cho vay là ngân hàng thương mại thì rủi ro nợ xấu treo lơ lửng, dẫn đến động thái nghiêm ngặt và thận trọng trong các quyết định giải ngân, đặc biệt với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thì còn khó khăn hơn.
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp, chủ yếu từ việc thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn cho chi phí trả lương cho người lao động, theo khảo sát của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân vào giữa tháng 8/2021, với sự tham gia của 21.517 doanh nghiệp, trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc rút lui của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay một cách dễ dàng hơn, cũng như sử dụng hiệu quả nguồn vốn này cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, điều không thể thiếu là sự đồng hành, chia lửa của ngân hàng để thấu hiểu, nắm bắt doanh nghiệp khó gì, cần gì, từ đó có phương án xử lý nhanh gọn, linh hoạt, hoặc đưa ra những gói giải pháp thiết thực, phù hợp với nhu cầu tài chính của doanh nghiệp theo từng giai đoạn khác nhau.
Theo Tổng cục Thống kê, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý 3 năm nay, thì tài chính là vấn đề khó khăn lớn thứ ba tác động đến doanh nghiệp. Dù trước đó, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, thông qua các hình thức như yêu cầu các ngân hàng thương mại tiến hành giãn, hoãn nợ, cơ cấu lại các khoản nợ. Tuy nhiên việc tiếp cận vốn vay theo chính sách cho doanh nghiệp vẫn ở tình trạng chờ đợi.
Nhiều ngân hàng thương mại báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2021 khả quan dù giãn cách kéo dài do dịch Covid-19. Có ngân hàng vẫn đạt chỉ tiêu lợi nhuận cả năm nay. NH vẫn lãi lớn trong khi doanh nghiệp kiệt sức, nhiều ý kiến cho rằng “các NH phải chia sẻ cùng doanh nghiệp và nhân dân”. Thực tế, trong suốt thời gian vừa qua, ngành NH cũng công bố nhiều đợt hỗ trợ với nhiều hình thức như giảm lãi vay, cơ cấu lại nợ… Mới nhất, 16 NH cam kết hỗ trợ giảm lãi cho khách hàng lên hơn 20.600 tỉ đồng, gần 1 tỉ USD. Đáng nói, con số giảm lãi cam kết lớn, nhưng cảm nhận của doanh nghiệp thì không rõ ràng khiến nhiều nghi vấn được đặt ra.
Mức độ cắt giảm lãi vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp của các ngân hàng có sự chênh lệch khá lớn. Theo số liệu thống kê của NHNN, lũy kế từ 15/7 đến 31/8/2021, 16 ngân hàng đã thực hiện giảm tiền lãi hơn 8.800 tỷ đồng cho khách hàng, đạt 43,01% so với cam kết 20.600 tỷ đồng. Trong khi BIDV giảm lãi cho khách hàng 1.032 tỷ đồng, Vietcombank giảm 943 tỷ đồng và VietinBank 857 tỷ đồng, thì các ngân hàng cổ phần tư nhân chỉ giảm trên dưới 100 tỷ đồng. Từ thực tế trên, các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng vẫn còn nhiều dư địa giảm thêm lãi vay, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần tư nhân lớn cần mạnh tay hơn trong việc cắt giảm lãi vay và phí dịch vụ để hỗ trợ doanh nghiệp.
Mâu thuẫn về lãi suất giữa ngân hàng và doanh nghiệp không mới, và nó tồn tại hàng chục năm nay khi đại đa số doanh nghiệp Việt đều đang có dư nợ tín dụng với ngân hàng, trong đó khối doanh nghiệp nhỏ và vừa phần lớn hoạt động dựa trên các khoản vốn vay này. Câu chuyện các ngân hàng dồn dập báo lãi khủng nghìn tỷ, trong khi hàng trăm nghìn doanh nghiệp gặp khó, hàng triệu lao động mất việc làm do dịch bệnh, kinh doanh khó khăn, nợ nần tín dụng ngân hàng chồng chất.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)