Ngân hàng, chứng khoán, thép luôn là ba trụ cột chính dẫn dắt đà tăng của thị trường. Nhờ những nhóm này mà VN-Index đã lập đỉnh hồi tháng 7 với mức 1.424 điểm (2/7), tuy nhiên khi thị trường điều chỉnh, đến nay nhóm cổ phiếu ngân hàng lại chưa lấy lại động lực tăng trở lại.
Một loạt cổ phiếu sụt giảm mạnh có thể kể tên đến như VIB, CTG, BID, VCB và TCB. Cổ phiếu CTG và BID đã sụt giảm hơn 20% so với mức đỉnh tháng 7, giá cổ phiếu VCB và TCB cũng lùi hơn 15%. Cùng với đó, khối lượng giao dịch cũng sụt giảm đáng kể chứng tỏ dòng tiền đang khá thận trọng cho nhóm “cổ phiếu vua”.
So với thời điểm tháng 6, nhóm ngân hàng đã giảm mạnh nhất lên tới 14,21%, trong khi nhóm chứng khoán tăng 14,35%, nhóm thép tăng hơn 4%. Một số mã cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn này dù có tin tốt như bán công ty tài chính thu về khoản lợi nhuận lớn, chuẩn bị chia cổ tức khủng nhưng thị giá cổ phiếu lại không thể bứt phá như SHB, MSB.
Nhận định xu hướng đi xuống của nhóm cổ phiếu ngân hàng, ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Phân tích CTCK Tân Việt (TVSI) cho rằng, trong 2 quý đầu năm nhóm cổ phiếu ngân hàng là một trong những nhóm dẫn dắt thị trường và giúp cho thị trường có mức điểm lên 1.400 điểm trong tháng 6. Tuy nhiên, đến giai đoạn hiện tại, nhóm này lại một phần nguyên nhân khiến thị trường giảm sâu khi nhóm này mất vị thế dẫn dắt đà tăng của thị trường.
Phiên giao dịch tăng điểm nhìn về mặt điểm số và mức tăng điểm của nhiều cổ phiếu lớn nhóm cổ phiếu VN30, nhóm cổ phiếu ngân hàng, công nghệ, dầu khí hay nhóm cổ phiếu thuộc nhóm ngành cảng biển, bất động sản khu công nghiệp cũng dễ khiến các nhà đầu tư cá nhân nghĩ ngay đến việc thị trường có thể diễn biến tốt mà ít lo ngại về giai đoạn điều chỉnh tiếp theo.
Tuy nhiên, điều mà chúng ta cần thận trọng hơn về mặt xu hướng thị trường chung là cho dù VN-Index tạm đứng trên vùng hỗ trợ mạnh vùng 1.295 – 1.300 điểm và kể cả các phiên hồi phục tiềm tàng đầu tuần tới quay lên sát vùng kháng cự 1.320 điểm thì khả năng thị trường điều chỉnh thêm là hoàn toàn có thể xẩy ra. Vùng hỗ trợ mạnh tiếp theo của thị trường vẫn đang hỗ trợ nằm ngay sát phía dưới đó là mốc 1.280 và 1.260 điểm.
Đà tăng giá của nhóm này vẫn chưa được đánh giá cao, hầu hết các mã lớn trong 2 nhóm ngành kể trên là thép và ngân hàng như CTG, BID, ACB, MBB, TCB, HPG,… đù điểm số tăng tốt nhưng sự phục hồi có tính kỹ thuật nhiều hơn khi giá bật nảy ở vùng đáy, và quan trọng hơn là thanh khoản đều giảm khá mạnh. Đây là một chỉ báo chưa thực sự yên tâm nếu mua vào phiên hôm nay.
Xét về nhóm ngành, dòng bank có những tín hiệu khá tích cực khi toàn bộ đã tìm lại sắc xanh với biên độ tăng được nới rộng, thậm chí LPB được kéo trần về cuối phiên. Cụ thể, các cổ phiếu tác động mạnh tới chỉ số chung của thị trường có CTG tăng 3,7% lên mức cao nhất ngày 32.300 đồng/CP, TCB tăng 2,4% lên mức 49.200 đồng/CP, VCB, BID, ACB, MBB đều tăng hơn 1%.
Giao dịch của nhóm này cũng sôi động hơn với các mã có thanh khoản tốt như MBB khớp 15,84 triệu đơn vị, CTG khớp 13,23 triệu đơn vị, TCB và STB cùng khớp hơn 12 triệu đơn vị… Cũng trong ngành tài chính, các cổ phiếu trong nhóm chứng khoán và bảo hiểm cũng giữ đà tăng khá tốt khi sắc xanh gần như phủ kín trên diện rộng, ngoại trừ EVS và AIC giao dịch dưới mốc tham chiếu.
Bên cạnh sự trở lại của dòng bank và chứng khoán, nhóm cổ phiếu thép cũng đua nhau bùng nổ trong phiên chiều. Trong đó, cặp đôi đầu ngành là HPG và HSG lần lượt tìm tới vùng giá cao nhất ngày, với HPG tăng 2,3% lên 48.700 đồng, còn HSG tăng 3,8% lên 39.700 đồng/CP, cùng thanh khoản lần lượt đạt 17 triệu đơn vị và 10,8 triệu đơn vị; còn lại các mã khác như NKG, POM và SMC tăng gần 4-5%, TLH tăng hết biên độ với lượng dư mua trần hơn 1,94 triệu đơn vị.
Tĩnh Kiên