Theo báo cáo của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam (VBMA) trong tháng 5, Ngân hàng chiếm gần 64% tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp Trong số trái phiếu phát hành trong tháng 5, có 76% trái phiếu không có tài sản bảo đảm và chiếm chủ yếu của là nhóm ngân hàng và công ty chứng khoán.
Nhóm ngân hàng dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 18.485 tỷ đồng (chiếm gần 64%), nhóm các doanh nghiệp bất động sản đứng ở vị trị thứ hai với tổng giá trị phát hành đạt 4.950 tỷ đồng (chiếm 17,1%). Như vậy, trong hai tháng đầu quý II, các ngân hàng thương mại đã phát hành tổng cộng 33.674 tỷ đồng. Trong đó, có 5.574 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2, còn lại phần lớn trái phiếu tổ chức tín dụng phát hành có kỳ hạn 2 – 3 năm, lãi suất thấp từ 3,7 – 4,2%/năm.
Một số nhà băng có khối lượng phát hành lớn trong kì bao gồm VPBank (15 đợt với 8.900 tỷ đồng), TPBank (6 đợt với 5.000 tỷ đồng), ACB (3 đợt với 5.000 tỷ đồng), VIB (3 đợt với 4.000 tỷ đồng). Trong số trái phiếu phát hành trong tháng 5, có 76% trái phiếu không có tài sản bảo đảm và chiếm chủ yếu của là nhóm ngân hàng và công ty chứng khoán.
Tại các lĩnh vực bất động sản và xây dựng, 26% trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phần, cổ phiếu. Lãi suất phát hành trái phiếu bất động sản chủ yếu dao động trong khoảng 9,5 – 11%/năm. Xét về kỳ hạn, 3 năm là kỳ hạn được các nhà phát hành lựa chọn nhiều nhất với hơn 18.000 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn này, chiếm tỷ trong hơn 60%. Tiếp đó là kỳ hạn 2 năm với 3.615 tỷ đồng trái phiếu, các kỳ hạn còn lại đều có giá trị trái phiếu phát hành dưới 2.000 tỷ đồng.
Trong tháng 5 đã có 47 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị đạt 28.910 tỷ đồng và một đợt phát hành Trái phiếu xanh trên thị trường quốc tế của CTCP Bất động sản BIM với giá trị phát hành 200 triệu USD.
Nhật Hạ