Nhiều doanh nghiệp vẫn trong cảnh khốn đốn, trong khi lợi nhuận ngân hàng tăng cao là bất bình đẳng. Các ngân hàng cần giảm bớt lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay cứu doanh nghiệp.
các dự báo đều nhận định lãi suất huy động sẽ thiết lập mặt bằng mới vào quý 2/2021 do lạm phát có xu hướng tăng. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 19/3 ở mức 1,47%, còn tăng trưởng tiền gửi là 0,54% so với đầu năm. Điều này có thể khiến các ngân hàng tới đây sẽ đẩy mạnh huy động, góp phần đẩy lãi suất tăng. Lãi suất huy động tăng thì lãi suất cho vay khó giảm.
Công ty Chứng khoán SSI ước tính lợi nhuận trước thuế quý 1/2021 của hầu hết ngân hàng sẽ tăng từ 55-65% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) có thể tăng từ 75-85%. Nhóm ngân hàng thương mại tư nhân dự kiến tăng lợi nhuận trước thuế tăng từ 45-55% trong quý đầu năm.
SSI cho rằng, NIM (chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả) của các ngân hàng quý 1/2021 tăng 0,15% so với cùng kỳ 2020. Cùng với đó, trích lập dự phòng thấp so với quý 1/2020 ở một số ngân hàng. Điều này khiến lợi nhuận tăng. Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, bức tranh lợi nhuận quý 1 của các ngân hàng tăng mạnh, khiến nhiều người không khỏi giật mình. Lãi suất huy động thấp, trong khi lãi suất cho vay treo cao đã mang lại khoản “lợi nhuận khủng”.
Nhu cầu tiêu dùng chưa nhiều, nhất là dịch Covid-19 lại bùng phát, khiến các doanh nghiệp khó khăn. Thế nhưng xăng dầu tăng giá, các loại chi phí cố định như mặt bằng, lương nhân viên… cũng tăng trở lại nên nhiều doanh nghiệp mong muốn lãi suất cho vay giảm để giảm bớt khó khăn. Nhưng có vẻ như lãi suất cho vay chẳng chịu giảm. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, lãi suất cho vay cao khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó phục hồi và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Do đó, giảm lãi suất là cần thiết.
Theo các doanh nghiệp, mức lãi suất giảm như vậy là không đáng kể. Với cho vay dài hạn, lãi suất ưu đãi năm đầu từ 8%-8,7%/năm, các năm sau bị cộng thêm biên độ từ 4%- 4,3%/năm, tính ra, lên tới từ 11,5%-12,5%/năm. Chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay rất lớn. Trong khi lãi suất huy động bình quân chỉ 3-5%/năm nhưng có những khoản vay vẫn treo lãi suất 9-10%/năm.
Lãi suất cho vay được cho là giảm không tương xứng. Những lĩnh vực không thuộc ưu tiên đang phải vay vốn kỳ 6 tháng với lãi suất ở mức 7,5%/năm, nhưng 3 tháng sau sẽ điều chỉnh, khi đó lãi cho vay tăng lên khoảng 8,5%-9%/năm. So với đầu năm 2020, lãi vay thấp hơn 1 điểm % năm.
Các ngân hàng tăng mạnh trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn khiến nhiều người không khỏi giật mình. Lãi suất huy động thấp, trong khi lãi suất cho vay cao đã giúp ngân hàng hưởng “lợi nhuận khủng”.
Cương Nguyễn