Nâng cao tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/tổng tiền gửi khách hàng (CASA) – loại tiền gửi có mức lãi suất thấp nhất, thường chỉ từ 0,1-0,8%/năm, được xem là một trong những giải pháp giảm chi phí vốn tối ưu. Tỷ lệ này càng lớn thì ngân hàng càng huy động được nhiều nguồn vốn rẻ, từ đó, giúp cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM).
Tỷ lệ này cũng gián tiếp phản ánh hiệu quả của chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ tiện ích trong thu hút và tạo nền tảng khách hàng. Tuy nhiên, trong cuộc đua CASA , nhiều ngân hàng vẫn giữ vị trí đầu bảng từ trước đến nay, còn một số ngân hàng vẫn hụt hơi. Nhằm giảm bớt lệ thuộc nguồn thu từ tín dụng, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh tăng thu nhập ngoài lãi như hoạt động dịch vụ, bán chéo sản phẩm, bancassurrance…; cùng với đó là xem xét tối giảm chi phí, bao gồm chi phí huy động vốn.
Các chuyên gia tài chính ngân hàng đều chung nhận định, bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và trở thành khiến dịch vụ ngân hàng điện tử bùng nổ. Vì vậy, dự báo tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn sẽ ngày càng gia tăng, phục vụ nhu cầu thanh toán, mua sắm trực tuyến của khách hàng. Tuy nhiên, để bứt tốc trong cuộc đua này, các ngân hàng có quy mô nhỏ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tăng mức độ uy tín, phổ rộng mạng lưới hoạt động và có những chính sách hấp dẫn với khách hàng. Đặc biệt là việc chuyển đổi số cần sớm hoàn thiện với các tính năng ưu việt, mới mong cải thiện tỷ lệ hút tiền gửi có chi phí siêu rẻ nhưng lợi ích siêu lợi hại này. Khảo sát bảng lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn do các ngân hàng công bố, có thể thấy các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đang đưa ra mức lãi suất nhỉnh hơn so với các ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu vốn Nhà nước.
Lãi suất không kỳ hạn tại Ngân hàng ACB, Ngân hàng Bắc Á 1%/năm; BIDV 0,5%/năm, Vietcombank ở mức chỉ 0,1%/năm… Tuy nhiên, lãi suất không hẳn là yếu tố quyết khi người gửi tiền đã chọn không kỳ hạn, nghĩa là sẽ không chú trọng yếu tố lãi suất. Họ cần khả năng sử dụng thanh toán tiền của mình trong tài khoản với độ phủ rộng, thuận tiện, đặc biệt ưu tiên các lợi ích có được cụ thể như miễn phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống 100%, đi cùng là các lợi ích nếu sử dụng trọn gói dịch vụ sản phẩm tài chính khác của ngân hàng…
Một số ngân hàng khác cũng có tỷ lệ CASA ở mức khiêm tốn như NamABank (6,3%) và SHB (9,7%). Thậm chí, BacABank là ngân hàng có tỷ lệ CASA ở mức thấp nhất khi chỉ 1,7% tổng số tiền gửi khách hàng là tiền gửi không kỳ hạn. Kienlongbank và VietBank lần lượt đứng thứ hai và ba với tỷ lệ CASA ở mức 3,3% và 3,8%,…
Như SeABank, trong báo cáo tài chính quý 4/2020 cho thấy, dù lượng tiền gửi khách hàng vẫn tăng trưởng tới 18,3% trong năm qua nhưng lượng tiền gửi không kỳ hạn lại sụt giảm nhẹ, xuống còn hơn 11,7 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ CASA của SeABank theo đó giảm mạnh từ 12,4% hồi đầu năm xuống còn 10,4% kết thúc năm 2020, nằm trong nhóm những nhà băng có CASA giảm mạnh nhất.
Có thể là khoản tiền gửi có kỳ hạn nhỏ, tiền gửi tài khoản thanh toán hay tài khoản giao dịch. Mặc dù không kỳ hạn và dễ dàng rút ra, nhưng khách hàng khi mở tài khoản ngân hàng luôn giữ một lượng tiền mặt tại ngân hàng để phục vụ cho mục đích thanh toán. Vì vậy, tạo ra tính thanh khoản dồi dào cho ngân hàng.
Kết thúc quý 1/2021, top 3 ngân hàng có tỷ lệ CASA đạt mức cao nhất đó là Techcombank , MBBank và Vietcombank. Với lợi thế về thương hiệu, lịch sử, nhóm ngân hàng này đang thu hút được lượng tiền gửi không kỳ hạn lớn nhất.
Tĩnh Kiên