Năm 2022 là một năm hỗn loạn đối với giới đầu tư tiền số. Những người mua coin trong tháng 1/2022 gần như đã mất tất cả. Điều này đặc biệt đúng đối với tất cả các đồng ngoài bitcoin. BitcoinBTC giảm hơn 60%, Cardano giảm 80%, còn Sandbox mất 92%.
Thái Lan đã giảm tốc độ cấp phép cho giao dịch tài sản số trên các sàn và đề xuất quy định mới về dự trữ để có thể loại bỏ những giao dịch nhỏ khỏi thị trường. Hồi tháng 10/2022, Singapore đề xuất quy định cấm hạn mức tín dụng trong rót vốn cho việc mua tiền điện tử, còn Hong Kong (Trung Quốc) gần đây thông qua quy định điều tiết mọi giao dịch tiền số.
Trung Quốc đã cấm hoàn toàn tiền số. Hong Kong và Singapore – hai trung tâm tài chính đang cạnh tranh nhau để trở thành thủ phủ tiền số của châu Á – đang nỗ lực cân bằng giữa việc khuyến khích ngành công nghiệp này với bảo vệ các nhà đầu tư. Hong Kong, nơi ra đời của sàn FTX, từ lâu đã được coi là nơi lý tưởng để các công ty tiền số trú ngụ vì thị trường chất lượng cao và quy định không khắt khe.
Hơn 1 tháng trước, chính quyền Hong Kong cho biết sẽ nới lỏng quy định hạn chế giao dịch tiền số với những nhà đầu tư có danh mục ít nhất 1 triệu USD và cho phép nhà đầu tư nhỏ lẻ mua bán tiền số thông qua các quỹ hoán đổi danh mục. Chính quyền đặc khu cũng báo hiệu có thể hợp pháp hóa hoạt động giao dịch tiền số nhỏ lẻ từ năm tới.
Tuy nhiên, những quy định mới được đưa ra ngay trước khi FTX sụp đổ, và chính quyền nhiều nước sau đó nhấn mạnh rằng việc tuân thủ quy định và tính minh bạch của ngành là yếu tố quan trọng để đưa Hong Kong trở thành một trung tâm tiền số.
Trong khi đó, Singapore quyết liệt tiếp thị hình ảnh trung tâm tiền số của khu vực, tổ chức hàng loạt sự kiện tiền số quy mô lớn và chào đón nhiều startup (doanh nghiệp công nghệ mới khởi nghiệp) Trung Quốc tìm kiếm ngôi nhà mới sau khi Bắc Kinh mạnh tay truy quét.
Tuy nhiên, Singapore cũng nhấn mạnh phải thận trọng. Tháng 10/2022, ngân hàng trung ương Singapore cảnh báo các nhà đầu tư chớ nên đầu cơ tiền số để kiếm lời.
Mức vốn hóa thị trường của tất cả các đồng tiền số lên đến khoảng 3.000 tỷ USD vào tháng 11/2021, sau đó rơi xuống còn chưa đến 1.000 tỷ USD vào giữa năm 2022.
Bitcoin – đồng tiền số phổ biến nhất và có giá cao nhất – mất 80% giá trị từ mốc đỉnh điểm cuối năm 2021, xuống còn dưới 11.000USD. Cú rơi này không chỉ làm khổ những nhà đầu tư khao khát kiếm tiền từ tài sản số, mà còn dẫn đến cảnh hàng ngàn người mất việc làm, khiến các chuyên gia trong ngành dự báo mùa đông tiền số có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng hơn.
“Bây giờ đang là kỷ băng hà tiền số. Tôi nghĩ năm 2023 sẽ tiếp tục thê thảm đối với thị trường này, chủ yếu vì thiếu niềm tin của mọi người”, Alex Au, người sáng lập hãng quản lý tài sản Hong Kong Alphalex Capital, nói với Nikkei Asia”. Chuyên gia này cho rằng phải mất khoảng 2 năm nữa để thị trường hồi phục.
Sau khi những rắc rối của FTX lộ ra ngoài, số dư trên thị trường tiền số toàn cầu giảm 20,7 tỷ USD chỉ trong 11 ngày, xuống 102,8 tỷ USD hôm 13/11, theo số liệu của CoinGecko.
Theo Au, hầu hết các nhà đầu tư đang chờ thoát khỏi đáy bằng cách cất tài sản số của họ trong “ví lạnh”, loại ví số không kết nối với internet để ngăn ngừa nguy cơ bị tin tặc tấn công. Việc tăng lãi suất ngân hàng ở nhiều quốc gia để chống lạm phát cũng khiến một số nhà đầu tư muốn thoát khỏi tài sản số để đầu tư vào những lĩnh vực khác.
“Thị trường sẽ vẫn nằm im trong một thời gian nữa”, Au nhận định. Điều này tương phản hoàn toàn với tình hình trong 2 năm qua, khi các công ty liên quan đến tiền số trên khắp châu Á liên tục thuê người và mở rộng quy mô. Sàn đầu tư tiền số Paradigm giờ đã giảm lương, còn sàn ByBit thông báo đợt cắt giảm nhân sự lần thứ hai trong năm 2022, với tổng số 30% nhân sự bị sa thải. Amber Group, một nhà tạo lập thị trường về tiền điện tử tại Singapore, đã dừng mở rộng và sa thải hơn 15% trong tổng số 1.000 nhân viên trong quý 2/2022.
các nhà đầu tư, mùa đông tiền số không khiến mọi người sợ hãi, vì những người giàu có ở châu Á vẫn tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ở khu vực này, 80% người có tài sản ròng lớn và 70% văn phòng gia đình – được lập ra để quản lý tài sản của những người giàu – tiếp tục quan tâm đến tiền số như một kênh đầu tư, theo số liệu của Matrixport, một công ty dịch vụ tài sản tiền số ở Singapore.
Kết luận này được rút ra từ nghiên cứu chung của hãng này với Longitude Research, thực hiện trên 1.500 nhà đầu tư giàu có trên khắp các thị trường Singapore, Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc), sau cú sụp đổ của thị trường giữa năm 2022.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy gần một nửa các nhà đầu tư thừa nhận rằng hầu hết tài sản sẽ trở thành dạng số trong tương lai, và mức độ quan tâm đối với tài sản số vẫn cao, dù trước khi mùa đông tiền số xuất hiện”, Eugene Lim, trưởng bộ phận tài sản tư nhân tại Matrixport, nói với Nikkei Asia.
“Giờ là lúc tốt nhất để tôi đầu tư. Đã qua giai đoạn đầu cơ, những người lướt sóng không còn có thể kiếm hàng triệu đô sau một đêm nữa rồi. Giờ chỉ còn lại những nhóm chất lượng cao với mức định giá thấp hơn nhiều”, Lucy Gazmararian, người sáng lập quỹ mạo hiểm Token Bay Capital, cho biết.
Tổng Hợp
(Tiền Phong)