Mùa đại hội cổ đông ngân hàng, sôi động thông tin chia cổ tức, nới room ngoại.
2 tháng đầu năm 2022, độ lớn của dòng tiền đã cho thấy sức mạnh không bằng 2021. Dòng tiền không còn đủ nhiều để tất cả cùng đi lên như trước: bất động sản ‘xanh’ thì ngân hàng ‘đỏ’, bất động sản ‘đỏ’ thì ngân hàng ‘xanh’… Nhà đầu tư không còn chốt lời dễ dàng như trước nữa, mà cần có chiến lược dự đoán như cách người nông dân làm nông: đúng vụ thì phải mua, bán ‘cổ’ nào; trái vụ thì phải bán, mua ‘cổ’ đấy.
Hiện các ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống lần lượt là VietinBank (48.058 tỷ đồng), VPBank (44.455 tỷ đồng) và BIDV (40.220 tỷ đồng). Tuy nhiên, thứ hạng này sẽ còn thay đổi đáng kể sau khi BIDV, Vietcombank hoàn tất kế hoạch tăng vốn nêu trên.
Đáng chú ý, thời gian tới, Vietcombank còn có kế hoạch phát hành gần 308 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 6,5% vốn điều lệ cho tối đa 99 nhà đầu tư, nâng vốn điều lệ lên hơn 50.401 tỷ đồng. Tương tự, BIDV sẽ phát hành thêm 341,5 triệu cổ phiếu mới với tỷ lệ 8,5% theo hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.
Ngoài ra, các ngân hàng ACB, MB, MSB, OCB có kế hoạch chia cổ tức năm 2020 trên dưới 20% bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ trong năm 2022, nhằm đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.
Tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng cắt giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận và không chia cổ tức bằng tiền mặt để hạ thêm lãi suất cho vay. Các ngân hàng cũng “chuộng” phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu giúp tăng vốn, nâng cao tỷ lệ an toàn vốn, tăng tín dụng.
Theo thông báo từ Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB – Mã: SHB) đã quyết định tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vào 13h30 ngày 20/4 tới đây.
Đại hội sẽ được tổ chức tại khách sạn Melia, 44 Lý Thường Kiệt Hà Nội. Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông tham dự đại hội là ngày 15/3, ngày giao dịch không hưởng quyền tương ứng là ngày 14/3. Hiện ngân hàng chưa công bố tài liệu đại hội. Tuy nhiên, tại kỳ đại hội này, SHB sẽ thực hiện bầu HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới 2022 – 2026. Khi đó, theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi, ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) sẽ phải đưa ra quyết định chọn “ghế” chủ tịch tại SHB hay Tập đoàn T&T. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/2, thị giá cổ phiếu SHB dừng ở mức 22.050 đồng/cp, vẫn nằm ở mức cao so với đầu năm.
Hội đồng Quản trị VIB sẽ trình ĐHĐCĐ về kế hoạch lợi nhuận và các chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2022. Cụ thể, VIB đặt mục tiêu lợi nhuận 10.500 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2021. Các chỉ tiêu về Tổng tài sản, Tổng dư nợ tín dụng và Huy động vốn đều tăng 30%, lần lượt là 402.500 tỷ đồng; 265.600 tỷ đồng và 280.600 tỷ đồng. Năm 2022, VIB định hướng tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng nguồn thu ngoài mảng tín dụng truyền thống sang các sản phẩm mang lại thu nhập ngoài lãi giúp đa dạng hóa nguồn thu và nâng cao hiệu suất sinh lời. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) sẽ tiếp tục được duy trì ở mức top đầu toàn ngành, đồng thời đảm bảo các tỷ lệ an toàn về quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế hàng đầu.
Năm 2022, VIB đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7%. Trong đó, Ngân hàng dự kiến chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Tổng Hợp