Chính trong sự khó khăn này, đôi khi lại hình thành nên những cơ hội mới, đó là cơ hội để các nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp có cơ hội mua lại các quỹ đất để phát triển các dự án chuyên nghiệp, thay vì trước đó quỹ đất bị đầu cơ tích trữ.
Mặc dù thị trường bất động sản được xem là mảnh đất màu mỡ trong nhiều năm, song trên thực tế, số lượng doanh nghiệp được đánh giá là có nguồn lực, sự chuyên nghiệp để trở thành những nhà phát triển bất động sản thực thụ không nhiều.
Minh chứng thực tế là, dù thị trường mới chỉ thực sự khó khăn từ đầu năm đến nay, song đã có hàng trăm doanh nghiệp bất động sản mất sức cầm cự. Tất nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp non yếu, thì cũng có những doanh nghiệp mạnh nguồn lực, lại xem thời điểm này là cơ hội.
Ngoài các doanh nghiệp kể trên, ghi nhận gần đây cho thấy, từ đầu năm 2020 đến nay, Novaland, Thủ Đức House, LDG, Danh Khôi… cũng đang âm thầm triển khai các dự án, tìm kiếm các quỹ đất tốt để mua lại chuẩn bị cho kế hoạch phát triển sắp tới.
Chính phủ có nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về thủ tục đầu tư dự án, giãn thuế, giãn và tái cơ cấu các khoản nợ vay. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 164/NQ-CP tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định tại Nghị định 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị.
Theo chia sẻ của khá nhiều doanh nghiệp địa ốc, mặc dù mức độ giao dịch chưa biến chuyển mạnh, nhưng làn sóng của giới đầu tư và người có nhu cầu ở thực đang có dấu hiệu phục hồi khá rõ nét. Tuy vậy, cho tới nay, nhìn chung lượng giao dịch vẫn chưa ổn định do khách hàng vẫn còn tâm lý dè chừng.
“Dù 2020 là 1 năm khó khăn trong bối cảnh thị trường bất động sản có sự phục hồi không đồng đều, nhưng những dự án của các chủ đầu tư uy tín và chất lượng vẫn thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư cá nhân và người tiêu dùng”, đại diện Savills khẳng định.
Bất động sản nghỉ dưỡng đang là phân khúc gặp nhiều khó khăn nhất, tuy nhiên các chủ đầu tư đã và đang triển khai nhiều biện pháp mới nhằm thu hút khách nội địa cũng như tận dụng tốt các lợi thế có sẵn.
Hiện tại, các ngân hàng đang có nhiều chính sách cho vay hấp dẫn, do đó nhà đầu tư bất động sản nhà ở và đất nền vẫn có thể trông đợi vào việc tận dụng ưu đãi về mức lãi suất để tối ưu hóa cơ hội. Theo ghi nhận của Savills, phân khúc đất nền và nhà ở đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư cá nhân.
Bà Hoàng Nguyệt Minh chia sẻ rằng, cách đây 8-10 năm, các nhà đầu tư cho rằng Việt Nam đang dư thừa nguồn cung đối với thị trường văn phòng. Tuy nhiên, tính đến hiện tại, số lượng thực tế của các tòa nhà văn phòng có thể tiêu thụ ra thị trường với chất lượng cao lại rất hạn chế.
Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19, các nhà đầu tư nước ngoái sẽ khó khăn hơn trong việc di chuyển đến Việt Nam, đặc biệt là nhóm ở châu Á. Vì vậy, họ sẽ mất nhiều thời gian hơn trong việc đưa ra quyết định, khiến quá trình hoàn tất những thương vụ M&A bị kéo dài.
Có thể thấy, việc tìm nguồn vốn để duy trì, phát triển dự án của nhiều doanh nghiệp địa ốc đang càng trở nên bức thiết khi 3 quý vừa qua, trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh, các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn vốn tích lũy, nhưng nay đã cạn kiệt.
Trong thời gian còn lại của năm 2020 cũng như trong quý I/2021, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ chứng kiến việc tái khởi động của nhiều dự án. Có thể mức độ ra hàng sẽ chưa nhiều, nhưng cũng là dấu hiệu khả quan. Thị trường bất động sản Việt Nam không những không sụp đổ mà còn cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Trong năm tới, điểm sáng sẽ xuất hiện nhiều hơn, tạo ra những thay đổi mang tính bản lề, làm tiền đề phát triển cho một chu kỳ mới
Năm 2020, sự mất cân đối cung – cầu và dịch Covid-19 là những “điểm nghẽn” trên thị trường bất động sản.