Thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, thanh khoản bị sụt giảm, theo đó nhiều môi giới bất động sản trải qua một thời gian dài không có giao dịch thành công. Bên cạnh đó, một số người có giao dịch thành công lại bị nợ tiền hoa hồng.
Thực tế, trong bối cảnh thị trường trầm lắng, trường hợp bị nợ tiền lương hoặc hoa hồng không hiếm. Bởi, các doanh nghiệp bất động sản hiện nay cũng đã gặp nhiều khó khăn về vấn đề tài chính.
Thậm chí, trước những diễn biến của thị trường có doanh nghiệp đã mạnh tay cắt giảm nhân sự nhằm giảm chi phí. Cùng đó, một số môi giới do không có giao dịch nên đã chuyển nghề khác. Đơn cử, trường hợp anh Chu Hoàng, môi giới bất động sản tại vùng ven Hà Nội cho biết, trải qua 4 tháng không có giao dịch thành công, sau Tết Nguyên đán anh đã nghỉ việc và cùng vợ mở rộng kinh doanh online.
“Vợ tôi đã bán hàng online từ lâu nhưng chỉ mở nhỏ. Tạm thời có tôi làm cùng nên cũng mở rộng hơn trước. Trước mắt phải lo được cuộc sống, khi nào thị trường tốt trở lại thì tôi tính sau”, người này nói.
Theo Lao động, từ tháng 10/2022 đến hiện tại, sau hàng trăm cuộc điện thoại, sau không biết bao nhiêu buổi cà phê thì anh Đặng Hữu Vinh mới bán được một căn hộ thứ cấp và chủ nhà gửi 35 triệu đồng tiền hoa hồng, chia cho 5 tháng thì mỗi tháng thu nhập 7 triệu đồng/tháng”.
Anh Vinh cho hay, thanh khoản thị trường bất động sản trầm lắng đã khiến cho các dự án mà sàn giao dịch phân phối bị ế hàng. Đội ngũ môi giới có hơn 40 người ở công ty khó khăn lắm mới chỉ bán được vài căn hộ.
Còn người may mắn chốt được khách thì côi như có khoản tài chính dự phòng, còn người không chốt được thì sẽ nhận thêm các mối lẻ ở bên ngoài để có thể kiếm thêm cũng không hề dễ dàng.
Thực tế cho thấy, có một vài chủ sàn giao dịch cho biết, hết tháng 2/2023 họ đã nhận được rất nhiều đơn xin nghỉ việc của các nhân viên kinh doanh. Và sau nhiều tháng không có giao dịch, trong khi đó vẫn mất chi phí quảng cáo bán hàng thì nhiều đội nhóm của sàn cũng đã tan rã.
Thông tin của Tổng Cục Thống kê cho thấy, trong thời gian hai tháng đầu năm 2023 đã có 235 doanh nghiệp bất động sản giải thể, so với cùng kỳ tăng gần 20%. Các chuyên gia đánh giá rằng, thị trường bất động sản khó khăn thì nhân sự trong ngành, đặc biệt là lực lượng môi giới sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, nặng nề nhất.
Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam – ông Nguyễn Chí Thanh cho biết, phần lớn môi giới bất động sản nghỉ việc trong thời điểm này đều là những người trẻ, tay ngang vào nghề và chạy theo đám đông cũng như không có tích lũy tài chính. Còn đối với những môi giới lâu năm trong nghề, có tích lũy tài chính thì vẫn có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này và chờ thị trường phục hồi để quay trở lại.
Kể từ cái Tết nguyên đán “buồn bã” năm 2019 kéo dài cho đến những cái Tết sau này, hầu như rất hiếm doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh bất động sản có chính sách thưởng cuối năm cho nhân viên. Doanh nghiệp kinh doanh địa ốc nào vẫn còn hoạt động đã là một may mắn chứ chưa nói đến lợi nhuận để trích thưởng Tết cho nhân viên.
Nếu nhẫm tính thì cũng đã có đến 5 cái Tết gần đây nhất nhân viên môi giới địa ốc không tận hưởng được “mùi vị” của sự dư giả, rủng rỉnh tiền tiêu Tết cho những ngày cuối năm. Rất nhiều nhân viên môi giới không được về quê đón Tết cùng gia đình, phải làm thêm những công việc tay trái để đắp đổi mưu sinh. Hoàn toàn không hiếm thấy những bạn trẻ đã phải “bỏ nghề” vì sự khốc liệt của ngành kinh doanh địa ốc, dẫu rằng rất yêu nghề nhưng không sống nổi với nghề thì cũng không nên tiếp tục theo nghề.
Trong 5 năm trở lại đây, hầu hết chủ đầu tư trong và ngoài nước đều tập trung đầu tư vào những dự án căn hộ nghỉ dưỡng, căn hộ hạng sang và căn hộ siêu sang rất kén khách hàng và tính thanh khoản cho phân khúc này gần như rất thấp, tỷ lệ giao dịch thành công không cao. Trong khi cả nước có đến hàng trăm ngàn nhân viên môi giới mà chỉ có vài trăm người có giao dịch thành công. Những nhân viên còn lại, liệu có tiếp tục sống nổi với nghề? Các chủ đầu tư địa ốc có dành hay không sự quan tâm chân thành đến đời sống nhân viên môi giới hay chỉ quan tâm có bao nhiêu tiền chảy về túi?
Vừa qua, Nhà nước và Chính phủ đã có những chủ trương rất đúng đắn khi chăm lo đến đời sống, an sinh xã hội dành cho lực lượng công nhân và lao động thu nhập thấp. Với những chính sách cởi mở, khuyến khích các chủ đầu tư tập trung vào phân khúc nhà ở xã hội và căn hộ tầm trung, giá rẻ. Thế nhưng, đầu tư vào phân khúc này có thật sự “mặn mà” đối với các ông chủ lớn ngành kinh doanh địa ốc khi lợi nhuận không cao, thậm chí là rất thấp? Câu trả lời còn ở phía sau…
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho hay, lượng môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30 – 40% so với giai đoạn đầu năm 2022.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, phần lớn môi giới nghỉ việc ở thời điểm này là những người trẻ, tay ngang vào nghề, chạy theo đám đông, không có tích lũy tài chính. Còn những môi giới lâu năm trong nghề và có tích lũy tài chính thì vẫn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này, chờ thị trường phục hồi để quay trở lại.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, doanh nghiệp phát triển bất động sản đang trong tình trạng khó khăn nhiều mặt. Không ít doanh nghiệp đã phải dừng, hoãn nhiều dự án đang triển khai, thậm chí sa thải bớt nhân viên.
“Chúng tôi mới thống kê ở các đơn vị môi giới, sàn giao dịch bất động sản trong phạm vi một phân khúc, khoảng hơn 100.000 nhân viên môi giới đã phải nghỉ hoặc chuyển sang công việc khác”, ông Đính cho biết.
Ông Đính khuyên, những người làm môi giới bất động sản còn muốn gắn bó với nghề nên chuyển sang bán những phân khúc khác có thanh khoản tốt hơn như sản phẩm phục vụ nhu cầu thực ở khu vực đông dân cư. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại thì không nên quá kỳ vọng vào thanh khoản của thị trường.
Tổng Hợp
(Lao Động, Nhịp Sống Thị Trường)