Động thái nâng lãi suất chỉ xảy ra ở các ngân hàng có vốn vừa và nhỏ, trong khi nhóm ngân hàng có tỷ trọng tín dụng cao trong nền kinh tế chưa có động thái cụ thể hoặc mức tăng không đáng kể. Ngoài ra, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng vẫn ở mức thấp và thậm chí còn giảm nhẹ cho thấy thanh khoản trong hệ thống ngân hàng vẫn tương đối dồi dào.
7,3%/năm, thậm chí 7,6%, biểu lãi suất được nhiều ngân hàng đưa ra để hút khách gửi tiền. Tuy nhiên, mức lãi suất huy động cao nhất là 7,6%/năm, chỉ áp dụng cho khách hàng có tiền gửi từ 500 tỷ trở lên và kỳ hạn 13 tháng.
“Các tổ chức tín dụng cũng đã có một số hình thức phải đa dạng hóa, thậm chí tăng nhẹ lãi suất để thu hút tốt hơn dòng tiền gửi từ cả doanh nghiệp và người dân để đảm bảo cơ cấu lại nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho vững chắc hơn”, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, nhấn mạnh.
Tại diễn biến mới đây, liên quan đến gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặc dù được hỗ trợ lãi suất nhưng vốn vay vẫn phải đến từ phía các ngân hàng thương mại. Do đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều tiết làm sao để tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, có nguồn cung tín dụng, đáp ứng được nhu cầu của gói này. Đồng thời, trong Chỉ thị ban hành đầu tiên năm 2022, vấn đề này lại được nhắc đến. Cụ thể, Chỉ thị số 01/CT-NHNN yêu cầu các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Năm 2022, tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước đưa ra ở mức 14% và cơ quan quản lý sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng, tập trung vào gói hỗ trợ lãi suất và mục tiêu có thể cắt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5-1%/năm trong giai đoạn 2022-2023. Tuy nhiên, dòng vốn được định hướng dòng vốn từ các tổ chức tín dụng sẽ tập trung ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; lĩnh vực khó khăn do dịch bệnh như du lịch, vận tải, lưu trú…
Bắt đầu từ nửa cuối năm 2021, lãi suất liên ngân hàng (LNH) đã bắt đầu tăng tại nhiều kỳ hạn có nhu cầu vay/gửi cao, như kỳ hạn qua đêm đến một tháng. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất LNH kỳ hạn qua đêm, một tuần và một tháng tại ngày 7-1-2022 lần lượt ở mức 1,26%; 1,68% và 1,93%; tăng mạnh lần lượt 0,61; 0,92 và 0,63 điểm phần trăm so với mức 0,65%; 0,76% và 1,3% tại ngày 13-12-2021. Đáng chú ý, phiên giao dịch ngày 31-12-2021, NHNN đã bơm 10.000 tỉ đồng trên thị trường mở thông qua mua kỳ hạn giấy tờ có giá kỳ hạn hai tuần, lãi suất 2,5% để hỗ trợ thanh khoản thị trường. Đây cũng là lần hiếm hoi NHNN phải bơm tiền cho hệ thống trong năm 2021.
So với tương quan tốc độ huy động vốn, tín dụng có tốc độ tăng mạnh hơn, khi huy động vốn năm 2021 chỉ đạt 8,44%. Nhu cầu vốn ở mức cao trong năm 2021 còn thể hiện qua room tín dụng thường xuyên ở trạng thái thiếu hụt. Các ngân hàng thường xuyên phải đong đếm room tín dụng mỗi dịp cuối quí, cuối năm do hạn mức tín dụng mà NHNN cấp đã dùng hết trước đó.
Dòng tiền đổ về kênh gửi tiền tiết kiệm đã sụt giảm khi lãi suất huy động duy trì ở mức thấp, trong khi mở cửa nền kinh tế thúc đẩy nhu cầu tín dụng tăng cao. Điều này rõ ràng đã tác động tới thanh khoản hệ thống ngân hàng và nó có thể là chỉ báo quan trọng cho thanh khoản năm 2022. Năm nay, với kỳ vọng nền kinh tế mở cửa liên tục ngay cả khi dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn, thì nhu cầu vốn của nền kinh tế sẽ tiếp đà tăng trưởng trong năm 2021.
Tổng Hợp