Việc các sắc luật sau khi sửa đổi có tháo gỡ được “ma trận” thủ tục pháp lý đang bủa vây doanh nghiệp, có tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển các loại hình nhà ở theo xu thế chung hay không. Luật còn “lấn cấn”, doanh nghiệp khó làm dự án…
Lấy dẫn chứng là nhà ở xã hội, nhà ở giá vừa túi tiền – phân khúc lẽ ra phải được hưởng lợi nhiều nhất kể từ khi Luật Nhà ở ra đời, bởi đây là lời giải cho bài toán chênh lệch cung – cầu, hay sự bất hợp lý khi giá nhà cao gấp hàng chục lần thu nhập của đại bộ phận lao động phổ thông hiện nay. Thế nhưng, thực tế không như kỳ vọng, khi mà phân khúc này gần như vắng bóng trên thị trường từ nhiều năm nay.
Trước đó, Bộ Xây dựng từng thừa nhận rằng, các chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa đủ hấp dẫn, từ việc chủ đầu tư bị khống chế lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không được vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư, tới dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục tính toán tiền sử dụng đất, hay như ưu đãi giảm 50% thuế nhưng thực chất đối tượng được hưởng là người mua nhà, chứ không phải chủ đầu tư, bởi theo quy định ưu đãi không được tính vào giá bán…, bên cạnh hàng loạt điều kiện, yêu cầu pháp lý khắt khe khác… khiến cho doanh nghiệp nản lòng.
“Doanh nghiệp có thể co kéo để triển khai dự án nếu muốn, nhưng thực tế là rất chật vật nên hầu hết đều ‘né’ làm nhà ở xã hội bởi lợi nhuận thu về chưa tương xứng với rủi ro tiềm ẩn, nhất là khi ngày càng có nhiều yếu tố bất định tác động như dịch bệnh, lạm phát, lãi suất tăng, dòng tiền khan hiếm…”, lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản chia sẻ, đồng thời cho biết thêm, đó là chưa kể việc xác định giá trước khi thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua đối với nhà ở xã hội đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải được cơ quan nhà nước cấp tỉnh thẩm định cũng làm kéo dài thời gian hoàn thiện dự án, gây tốn kém cho doanh nghiệp.
Mục đích của việc tổ chức lấy kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của nhân dân trong việc tham gia xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi); tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Luật Đất đai. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Luật Đất đai và tổ chức thi hành Luật.
Yêu cầu lần này của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân được xác định là sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng, phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, nghiêm túc, thực chất, khách quan.
Việc tổ chức lấy ý kiến với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia góp ý, hoàn thiện đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định rõ về giá đất trên thị trường giữa người mua và người bán về vị trí đất; phương pháp định giá đất theo giá thị trường; đưa ra các chế tài ràng buộc trách nhiệm giữa các bên. Ngoài ra, Luật Đất đai (sửa đổi) cần thống nhất với Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Giá…
Về cơ chế xác định giá, dự thảo Luật đã thể chế hóa chủ trương của Đảng về bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất, trách nhiệm của cơ quan xác định giá đất, thiết lập hành lang pháp lý đồng bộ, chuyển trọng tâm từ phương thức quản lý nặng về hành chính sang sử dụng các công cụ kinh tế được quản lý, điều tiết các quan hệ đất đai.
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện các phương pháp xác định giá đất trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, đại biểu đề nghị cần chú ý đến các quy định có liên quan đến Luật giá, Luật Kinh doanh bất động sản nhằm đảm bảo tính nhất quán, thống nhất với hệ thống phương pháp định giá chuyên ngành tắc, tiêu chuẩn được quy định tại hệ thống tiêu chuẩn định giá tài sản của Việt Nam.
Tổng Hợp
(Báo Đầu Tư, Tiền Phong, VNE)