Thống kê gần 100 doanh nghiệp bất động sản trên sàn chứng khoán. Nếu nhìn lại khoảng thời gian từ đầu năm 2019, số doanh nghiệp bất động sản thua lỗ đã tăng vọt lên con số 26 vào đầu năm 2020 và giảm dần trong 2 quý kế tiếp.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong bối cảnh đại dịch Covid 19 khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn ảnh hưởng đến tính thanh khoản, là cục nợ, trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế, thậm chí làm phá sản doanh nghiệp nếu không thể biến lượng hàng tồn thành tiền và giảm nợ.
Trong khi đó, Tập đoàn Novaland (HOSE: NVL) báo doanh thu giảm đến 60% nhưng lãi 9 tháng ghi nhận 2,131 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ, chủ yếu nhờ hoạt động tài chính tăng mạnh lên hơn 2,391 tỷ đồng (gấp 6.6 lần cùng kỳ). Theo giải trình của NVL, nguyên nhân do lãi từ đánh giá lại khoản đầu tư khi hợp nhất kinh doanh từng giai đoạn tăng.
Lỗ luỹ kế 9 tháng lớn như Công ty CP Tập đoàn C.E.O – CEO Group (mã CK: CEO). Doanh thu 9 tháng của CEO đạt 682 tỷ đồng, còn số lỗ sau 9 tháng năm 2020 của CEO là 102,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn lãi đậm với hơn 435 tỷ đồng.
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (AGG) cũng góp mặt trong danh sách những doanh nghiệp BĐS có hàng tồn kho cao nhất. Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 của AGG cho thấy, hàng tồn kho tính đến hết kỳ này của công ty là 5.189 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với con số 2.611 tỷ đồng hồi cuối năm 2019.
Tập đoàn Nam Long ghi nhận hàng tồn kho tăng cao khi tính đến cuối tháng 9, lượng hàng tồn kho tăng mạnh, đạt 5.398 tỷ đồng, tăng hơn 1.100 tỷ đồng so với con số ghi nhận đầu năm.
Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (DXG). Cụ thể, tính đến 30/9/2020, giá trị hàng tồn kho của DXG là 9.756 tỷ đồng, tăng thêm gần 3.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Hàng tồn kho của Đất Xanh chủ yếu là các khoản bất động sản dở dang nằm ở một số dự án, như: Dự án Gem Sky World là 3.409 tỷ đồng; dự án Gem Riverside 1.580 tỷ đồng.
Hàng tồn kho của Công ty cổ phần phát triển BĐS Phát Đạt (PDR)tăng mạnh với giá trị 9.781 tỷ đồng. Trong đó, gần một nửa giá trị hàng tồn kho là ở 2 dự án The EverRich 2 (River City) và The EverRich 3, chiếm 4.480 tỷ đồng. Trong báo cáo tài chính quý III, danh mục hàng tồn kho của Phát Đạt cũng phát sinh thêm dự án Khu du lịch Bến Thành – Long Hải với giá trị gần 1.984 tỷ đồng.
Xuất hiện khoản lỗ “khủng” liên tục trong 2 quý đầu năm của Tập đoàn FLC. Với mức lỗ trong 2 quý đầu năm lần lượt là 1.891 tỷ đồng và 898 tỷ đồng khiến quý 3 dù đã thoát lỗ nhưng lũy kế 9 tháng, công ty này vẫn đang lỗ 2.213 tỷ đồng.
Sự tăng mạnh về số lượng và giá trị thua lỗ của các doanh nghiệp bất động sản trong 2 quý đầu năm chủ yếu đến từ tác động khó khăn chung của nền kinh tế trong giai đoạn chịu ảnh hưởng dịch Covid-19. Tới quý 3, thị trường đã khởi sắc hơn, nhiều doanh nghiệp cũng vì vậy đã thích nghi trở lại.
10 tháng năm 2020 đã trôi qua, hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc khi đa phần các công ty niêm yết trên sàn phải báo lỗ, lợi nhuận giảm và ghi nhận hàng tồn kho tăng mạnh.
Cần thừa nhận rằng thị trường bất động sản nói chung vẫn rất khó khăn, không chỉ do ảnh hưởng từ dịch bệnh mà còn do câu chuyện pháp lý tồn tại mấy năm gần đây.