Tín dụng đang phục hồi khả quan, song từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản nhiều lần lên cơn sốt nóng, trong khi thanh khoản thị trường chứng khoán đang cao kỷ lục. Có ý kiến cho rằng, dòng tiền đang chảy từ tín dụng ngân hàng sang các kênh đầu tư rủi ro, thay vì đi vào sản xuất – kinh doanh.
Tín dụng tăng 5% từ đầu năm đến nay là bình thường. NHNN đã có chỉ đạo và giám sát quyết liệt các ngân hàng thương mại trong hạn chế rót vốn vào các lĩnh vực rủi ro cao, như chứng khoán, bất động sản.
Câu hỏi đặt ra là, tín dụng tăng gần 5% trong 5 tháng đầu năm trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng khá nặng nề của dịch bệnh liệu có bất bình thường? Có hay không hiện tượng vốn chảy vào chứng khoán, bất động sản, hay ngân hàng bắt tay doanh nghiệp cho vay đảo nợ?
Cho nên, dòng tín dụng hiện nay vẫn chủ yếu chảy vào sản xuất, kinh doanh. Luồng vốn mới đổ vào chứng khoán, bất động sản là có, song tín dụng bất động sản, chứng khoán chưa đến mức phải lo ngại. NHNN đã quá thấm thía bài học rủi ro từ bong bóng bất động sản. Nhìn dòng tiền chảy vào chứng khoán cao kỷ lục (thanh khoản mỗi phiên xấp xỉ 1 tỷ USD), nhiều người cho rằng, tiền chảy từ tín dụng ngân hàng sang chứng khoán. Tuy vậy, lãnh đạo NHNN khẳng định, NHNN đã đưa ra hạn mức với tín dụng chứng khoán, ngân hàng không phải muốn cho vay là được. Trên thực tế, dư nợ cho vay chứng khoán của hệ thống vẫn chỉ dưới 1%, còn xa hạn mức cho phép.
Riêng với tín dụng bất động sản, NHNN khẳng định, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bất động sản đã thấp hơn nhiều so với những năm trước đây, đạt 1,88 triệu tỷ đồng tính đến cuối tháng 4/2021 và cũng chủ yếu phục vụ nhu cầu vay, mua nhà của người dân. Tín dụng bất động sản kinh doanh (mang tính đầu cơ) chỉ chiếm 35% tổng dư nợ tín dụng bất động sản.
Nếu tỷ lệ LDR thấp thì thanh khoản ngân hàng tốt, có thể thoải mái tăng trưởng, dễ dàng quyết định đầu tư và cho vay, khi nhiều khách hàng rút tiền gửi cùng lúc thì cũng không khó để đáp ứng. Trong 16 ngân hàng niêm yết chỉ có hai ngân hàng có chỉ số LDR quý 1/2021 giảm so với cuối năm 2020. Ở chiều ngược lại có tới 14 ngân hàng tăng tỷ lệ LDR. Nổi bật nhất là MSB tăng 6,81 điểm phần trăm, từ mức 90,66% lên 97,475%. Tiếp sau là VPBank với mức tăng 5 điểm phần trăm, từ mức 124,58% lên 129,58%, đây cũng là ngân hàng có tỷ lệ LDR cao nhất theo khảo sát.
Tại Thông tư số 22, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu mức LDR tối đa của các ngân hàng thương mại là 85%. Tức là ngân hàng huy động được 100 đồng chỉ được sử dụng cho vay 85 đồng, còn 15 đồng phải để dự trữ, làm “bộ đệm” thanh khoản. Và 15 đồng dự trữ này thường được ngân hàng mua tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ như trái phiếu chính phủ. Trong trường hợp xấu nhất, các ngân hàng có thể lấy khoản dự trữ bán ra, hoặc cũng có thể chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở (OMO) để lấy tiền trả các nghĩa vụ nợ.
Việc tự “cộng trừ nhân chia” như vậy cũng không phản ánh sự chính xác tuyệt đối mà chỉ là “tạm ước tính”. Bởi lẽ, mặc dù công thức tính LDR có hướng dẫn tử số/mẫu số là gì nhưng có một số khoản được loại trừ theo hướng dẫn tại Thông tư 22 như cho vay theo chỉ định của Chính phủ, chống bão lụt, thiên tại dịch bệnh…; trong khi, các tổ chức tín dụng công bố con số cấp tín dụng thì chỉ chung chung, không nói rõ có/không việc loại trừ các khoản cấp tín dụng được phép. Theo quy định, Thông tư 22 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020 và cũng có đề cập đến các chế tài xử lý tại khoản 2 của điều 9. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tính minh bạch của các ngân hàng đại chúng khi đã niêm yết trên sàn trong việc công bố các chỉ số theo quy định của pháp luật đã không được cơ quan quản lý nào để mắt tới.
Chỉ số cấp tín dụng/tổng huy động, dù đây được coi là tử huyệt từng làm hệ thống lao đao 10 năm trước.
Nhật Hạ