“Chưa bao giờ khó như bây giờ” là câu nói cửa miệng của nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp, Tập đoàn bất động sản lớn nhỏ. Trong suốt 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19 bất động sản dù khó khăn nhưng thời điểm đó, doanh nghiệp vẫn còn “lương khô” để duy trì và trả lương cho nhân viên. Lo ngại nhà đầu tư ngoại “thôn tính” dự án rẻ khi doanh nghiệp đói vốn…
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cũng bày tỏ lo ngại việc bán dự án với “giá hời” có thể tạo lợi thế cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội “thôn tính” có thể làm mất đi “lợi thế” của doanh nghiệp nội địa.
Ông Lê Hoàng Châu còn lo ngại khi doanh nghiệp buộc phải bán tháo tài sản hoặc chấp nhận rủi ro lớn. “Do tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng, nên một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản “đói vốn” phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy “rủi ro”. Thậm chí, một số doanh nghiệp phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40% giá hợp đồng)”, ông Châu nhấn mạnh.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cũng bày tỏ lo ngại việc bán dự án với “giá hời” có thể tạo lợi thế cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội “thôn tính” có thể làm mất đi “lợi thế” của doanh nghiệp nội địa.
Cùng với đó, theo ông Châu, hiện nay một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh: Dừng, trì hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới… Điều này sẽ tiếp tục khiến nguồn cung trên thị trường bất động sản tiếp tục khan hiếm, khiến giá nhà khó hạ nhiệt do nhu cầu nhà ở của người dân vẫn lớn. Ông Châu cũng bày tỏ lo ngại về một cuộc khủng hoảng thiếu nguồn cung bất động sản trong 2 năm tới.
“Hiện nay, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật, hết sức bình tĩnh, khách quan, phân tích thấu đáo, xem xét nhiều chiều, đánh giá chính xác các trở ngại, vướng mắc, tồn tại, xác định các nguyên nhân chủ yếu và đề xuất giải pháp cấp bách đúng, trúng nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư để thị trường tiếp tục phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”, ông Châu khẳng định.
“Chưa bao giờ khó như bây giờ” là câu nói cửa miệng của nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp, Tập đoàn bất động sản lớn nhỏ. Trong suốt 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19 bất động sản dù khó khăn nhưng thời điểm đó, doanh nghiệp vẫn còn “lương khô” – để duy trì và trả lương cho nhân viên. Tuy nhiên, bước sang năm 2022 giao dịch đóng băng đã khiến hàng trăm nghìn doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình cảnh lao đao.
Theo ông Châu “Hiện nay thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái. Hiện đã xuất hiện một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản gặp “rủi ro” bị sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể bị mất thanh khoản. Hiện các Tập đoàn, doanh nghiệp này đã phải thực hiện các biện pháp mạnh để tồn tại”.
Theo đó, ông Châu cho biết các doanh nghiệp bất động sản đang ồ ạt cắt giảm nhân sự, có những Tập đoàn lớn cắt giảm đến 50% lực lượng lao động tác động đến vấn đề an sinh xã hội. Không chỉ cắt giảm nhân sự, số lượng nhân viên bất động sản còn lại cũng bị giảm giờ làm, cắt giảm lương từ 30-50%, thậm chí nợ vài tháng lương. Điều này đã tác động rất lớn đến cuộc sống người lao động.
Ông Châu cho biết, bất động sản đóng góp gần 11% GDP của nền kinh tế. Đặc biệt, lĩnh vực BĐS có ảnh hưởng đến khoảng 40 ngành kinh tế quan trọng khác của nền kinh tế, nhất là những ngành liên quan trực tiếp như xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, lưu trú – ăn uống và tài chính – ngân hàng… Cùng với đó, nhu cầu nhân sự cho BĐS hiện đang xếp thứ 7/11 các nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao, nhu cầu tuyển dụng ngành BĐS bình quân chiếm 4,15% tổng nhu cầu nhân lực/năm. Chính vì thế, khi các doanh nghiệp bất động sản lao đao sẽ ảnh hưởng tới hàng loạt ngành nghề khác, gây bất ổn cho nền kinh tế.
Tổng Hợp