Thực tế, những thông tin về thị trường gỡ vướng mới chỉ có tác động đến mặt tâm lý mà chưa có nhiều tác động thực tiễn. Lãi suất cho vay vẫn đang ở mức cao, dòng tiền đầu tư cũng chưa thấy thấy có dấu hiệu quay trở lại. Khi không thể gồng gánh nợ gốc và lãi, nhiều nhà đầu tư buộc phải rao bán cắt lỗ bất động sản ở thời điểm này.
Trên các trang rao bán nhà đất, từ đầu năm đến nay, thông tin rao bán bất động sản cắt lỗ do kẹt tiền, nợ ngân hàng ngày càng gia tăng. Nhiều nhà đầu tư liên tục hạ giá rao bán do cần tiền gấp mà không bán đi được.
Trong khi chưa tìm được chủ mới, một số khách sạn tại các khu phố cổ chuyển sang loại hình văn phòng cho thuê hoặc căn hộ dịch vụ. Số khác thì áp dụng chương trình giảm giá phòng từ 20 – 50%, tặng phiếu spa, giảm giá bữa ăn… nhưng vẫn vắng khách thuê. Bà Đỗ Thu Hằng – Giám đốc Cấp cao Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội – cho biết, nhu cầu du lịch của khách trong và ngoài nước vẫn chưa đủ để nâng công suất lên đến 100% tại các khách sạn thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, chủ khách sạn cần có chiến lược vận hành hợp lý để nâng dần công suất, cải tạo khách sạn theo từng giai đoạn, tận dụng hiệu quả thời gian này.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam 2 tháng đầu năm 2023 ước đạt 1.804,1 nghìn lượt người, gấp 36,6 lần cùng kỳ năm trước nhưng vẫn chưa bằng 60% so với cùng kỳ năm 2019 (năm chưa xảy ra dịch COVID-19).
Thời gian gần đây, xuất hiện hàng loạt thông tin “chính chủ cần bán gấp”, “chính chủ bán cắt lỗ” từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng,… Nhiều lô đất đẹp, thậm chí nhiều khu nhà vườn đẹp như mơ với mức giá cực rẻ khiến nhiều người không thể tin nếu so với giá cùng thời điểm này của năm trước.
Một năm trước, khi loạt thông tin các huyện ngoại thành của Hà Nội và TP.HCM lên quận và quy hoạch cao tốc, khu đô thị,…lập tức khiến giá đất nền các khu vực trên nhanh chóng tăng giá 50 – 70% thậm chí tăng cả 100% trong thời gian ngắn, việc mua bán đồng thời diễn ra tấp nập. Tuy nhiên, tính đến nay, sau một năm nhìn lại, tình trạng “chết trên đống tài sản” đang hiện hữu với nhiều nhà đầu tư đất vùng ven sử dụng đòn bẩy tài chính hoặc có dòng vốn mỏng.
Anh Phạm Xuân Tài, nhà đầu tư đang sở hữu 5 lô đất nền tại Củ Chi, cho biết đang rao bán 3 lô để thu hồi vốn. Một trong số đó nằm ở xã Tân Thông Hội, vị trí mặt tiền đường, tiềm năng lớn, được chào giá 2,7 tỷ đồng, giảm so với đỉnh sốt 1,5 tỷ đồng.
“Tôi giảm giá vì muốn bán nhanh nhằm cơ cấu lại dòng tiền đầu tư, hơn nữa cũng bám trụ ở khu vực này quá lâu rồi. Với mức giá hiện tại, khoản đầu tư vào đây vẫn lỗ do mất gần 3 năm chôn vốn”.
Còn nhớ, cách đây 1 năm, Củ Chi đón nhiều thông tin thuận lợi như lên thành phố hoặc lên quận, sắp làm dự án đường Vành đai 3, cao tốc TPHCM – Mộc Bài… Từng có lúc giá đất nền khu vực này tăng 15 – 30% theo tháng, nhưng đến nay môi giới rời đi, thị trường rơi vào cảnh đìu hiu.
Theo khảo sát, hiện giá đất mặt tiền ở Củ Chi đang được nhiều nhà đầu tư rao bán từ 20 – 25 triệu đồng/m2 (các lô diện tích tiêu chuẩn 100 – 150m2), tùy vị trí, giảm 10 – 15 % so với hồi đầu năm 2022. Các lô diện tích lớn, xa mặt đường, có giá 8 – 16 triệu đồng/m2, giảm trên 20%.
Ở góc nhìn chuyên gia, chia sẻ với báo chí ông Trần Khánh Quang, CEO Công ty Việt An Hòa, dự báo giá nhà đất sẽ tiếp tục điều chỉnh trong năm 2023, nhưng khó có thể quay lại giá trị thực chỉ trong vài quý vì cột giá đã bị đẩy lên quá cao trong một thời gian dài.
Dù đang gặp nhiều khó khăn, theo ông Quang, bất động sản vẫn đang là nơi “trú ngụ” tốt nhất của dòng tiền. Đặc biệt, trong bối cảnh thanh khoản xuống thấp, nhiều người buộc phải giảm giá 15 – 30% để thoát hàng, đây là cơ hội để các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh có thể “bắt đáy”.
Để giảm thiểu rủi ro khi “săn” bất động sản giảm giá, các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư cần chọn những lô đất có giá mua thấp hơn giá thị trường trước khi có “sốt đất”, giao thông thuận lợi, vị trí đất giáp sông hồ, hoặc gần chợ với phương châm: “Nhất cận thị, nhị cận giang”.
Ngoài ra, nhà đầu tư cần lưu ý đến 4 yếu tố, gồm thông tin quy hoạch, tiềm năng tăng giá của khu vực, sự hiện diện của các chủ đầu tư lớn và diễn biến thị trường trong các năm trước. Đặc biệt là cần tránh “bánh vẽ” của môi giới, mua nhầm sản phẩm “cắt lỗ” nhưng giá vẫn quá cao.
Góp ý thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS cho rằng, khách hàng có nhu cầu mua bất động sản để ở, tích trữ tài sản hay để đầu tư đều cần phải tự làm rõ các vấn đề: hiện trạng tài chính của bản thân, nhu cầu – mục đích – thời hạn đầu tư, bối cảnh tại khu vực dự định đầu tư.
Tuy nhiên, ông Đính cho rằng, không có một thước đo nào để có thể xác định được đâu là “đáy” của bất động sản . Để không bỏ lỡ cơ hội, cần làm rõ định nghĩa “bắt đáy” cho riêng mình. Đồng thời, nhà đầu tư cần thận trọng, cân nhắc kỹ trước khi sử dụng đòn bẩy tài chính, ưu tiên các sản phẩm nhu cầu thực, chuyển đổi mục tiêu sang đầu tư trung và dài hạn thay vì đầu cơ.
Tổng Hợp
(Arttimes, NSTT, Lao Động)