Theo cập nhật từ một thành viên tham gia thị trường liên ngân hàng, ngày 9/2, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phải bơm tiền hỗ trợ hệ thống. Lần đầu tiên sau 2 năm, lãi suất liên ngân hàng tăng vọt sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Theo giới chuyên môn, sự đảo ngược này phản ánh nhu cầu mang tính thời điểm của hệ thống. Thanh khoản đang căng lên do năm nay dòng tiền trở lại sau Tết có phần chậm hơn.
Hiện tại, với việc tín dụng bứt tốc ngay trong tháng đầu tiên của năm mới và áp lực lạm phát ngày càng tăng, không chỉ trên thị trường liên ngân hàng, tại thị trường 1 (dân cư và tổ chức tín dụng), các ngân hàng cũng đang đồng loạt điều chỉnh biểu lãi suất huy động theo hướng tăng lên để hút tiền gửi.
lãi suất chào bình quân VND liên ngân hàng bất ngờ tăng vọt từ 2,43% lên 2,87%. Lãi suất trung bình có thể hiểu rằng, đã có những giao dịch sử dụng lãi suất cao hơn. Thực tế, tham khảo thêm một số kênh dữ liệu cho thấy, có những giao dịch ở kỳ hạn 1 tuần và qua đêm lãi suất vượt cả mốc 3%, cao hơn rất nhiều so với mức lãi suất hỗ trợ 2,5% mà Ngân hàng Nhà nước đang sử dụng.
Thông thường, mức lãi suất hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước vốn được xem như ngưỡng chặn trên của lãi suất giao dịch giữa các thành viên. Bởi lẽ, khi lãi suất giữa các thành viên vọt qua ngưỡng chặn này, họ hoàn toàn có thể lựa chọn tiếp cận vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước để tiết kiệm chi phí. Trong hai năm qua lãi suất qua đêm hiếm khi bay qua ngưỡng chặn trên, đặc biệt là sau khi mùa cao điểm thanh toán và chi trả dịp Tết Nguyên đán đã đi qua.
Với việc tín dụng bứt tốc ngay trong tháng đầu tiên của năm mới và áp lực lạm phát ngày càng tăng, nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm của mình theo hướng tăng lên để hút tiền gửi từ thị trường. Lãi suất của nhóm ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ (vốn dưới 5.000 tỷ đồng) và nhóm ngân hàng thương mại quy mô lớn (vốn trên 5.000 tỷ đồng) có diễn biến trái chiều.
Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại quy mô nhỏ giảm 0,04 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 6 tháng, xuống còn 4,44%/năm, trong khi tăng 0,003 điểm phần trăm với kỳ hạn 12 tháng, lên 6,058%.
Trái lại, ngân hàng thương mại quy mô lớn tăng 0,09 điểm phần trăm, lên 4,79%/năm với kỳ hạn 6 tháng nhưng giảm 0,002 điểm phần trăm xuống 5,307%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bứt phá ngay từ những ngày đầu năm; tính đến ngày 28/1/2022, dư nợ tín dụng tăng khoảng 2,74% so cuối năm trước (tăng 16,32% so cùng kỳ năm trước; tháng 1/2021 chỉ tăng 0,53%). Điều này cho thấy dòng vốn đã khai thông.
Hiện tại, mặc dù chỉ số lạm phát CPI của Việt Nam đạt 1,94% tháng 1/2022, mức lạm phát tháng 1 thấp nhất kể từ năm 2017 tới nay (nếu ngoại trừ năm 2021), nhưng nhóm nghiên cứu tại BVSC cho rằng, áp lực lạm phát sẽ cao hơn khi giá nhiều loại nguyên vật liệu đã đang có xu hướng tăng mạnh.
Tại nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV) trong tháng này chỉ Vietcombank là có điều chỉnh giảm lãi suất tại một số kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến mức lãi suất cao nhất đang được huy động tại ngân hàng này. Trong đó, mức lãi suất ngân hàng cao nhất là 5,6%/năm tại VietinBank; ba ngân hàng còn lại có chung mức 5,5%/năm. Một số ngân hàng cũng tăng biểu lãi suất còn có SCB, SaigonBank, ACB, Sacombank, DongA Bank, OCB…
Bên cạnh đó, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiền ở một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh như MBBank (6,9%/năm), Ngân hàng Việt Á (6,9%/năm), HDBank (6,85%/năm), BacABank (6,8%/năm)… Nhưng, các ngân hàng này đều có những tiêu chuẩn riêng để đạt được mức lãi suất như trên, chứ không cào bằng cho mọi khoản tiền gửi.
Tổng Hợp