Khi đi sâu vào thời điểm khác nhau và mức lạm phát khác nhau, dẫn tới tác động khác nhau tới thị trường bất động sản. Đó là, khi lạm phát theo kỳ vọng, bất động sản sẽ tăng.
Lạm phát vượt kỳ vọng thì dẫn đến phản ứng dây truyền khác nhau, ảnh hưởng ngược lại bất động sản. Cơ hội đầu tư bất động sản lúc nào cũng có, không chỉ năm nay, năm ngoái hay thời gian tới mà quan trọng nhất nhà đầu tư phải đánh giá được khả năng chấp nhận rủi ro của mình là gì. Thứ hai phải có chiến lược đầu tư đúng với rủi ro.
Lạm phát đang là mối quan tâm hàng đầu của giới đầu tư toàn cầu cũng như Việt Nam sau khi giá hàng hoá leo thang do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do Covid-19 gây ra. Đặc biệt, căng thẳng Nga – Ukraine leo thang càng gây áp lực hơn với lạm phát khi giá dầu có lúc đã vượt 100 USD/thùng trong hai ngày gần đây. Giá nhiều mặt hàng khác như: than, thép, nông nghiệp cũng tăng dẫn đến giá cả đầu vào tăng theo.
Trong bối cảnh đó, đầu tư vào kênh nào là bài toán đau đầu với nhiều nhà đầu tư. Có không ít nhà đầu tư lựa chọn bán ra cổ phiếu để mua vào bất động sản – kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, nhà đầu tư cần chú ý một số điều trước khi đổ tiền vào bất động sản. Nếu như trước đây, dòng tiền gửi tiết kiệm được coi là kênh trú ẩn an toàn thì nay, tiền gửi từ dân cư vào tổ chức tín dụng tiếp tục giảm trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động ở mức thấp.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu lạm phát tăng cao vào năm 2022, áp lực tăng giá BĐS cũng sẽ rất lớn. Từ quý II/2022 trở đi, khi kinh tế hồi phục trở lại, Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân cho cả trẻ em thì BĐS sẽ càng có đà tăng giá. Trong khi đó, cầu tăng mà nguồn cung chưa phục hồi thì việc tăng giá là điều hiển nhiên.
Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, gói hỗ trợ 800.000 tỷ đồng đang là đề xuất của một số chuyên gia. Việc này Chính phủ đang cân nhắc và xem xét, nếu gây lạm phát cao thì có thể sẽ giảm bớt quy mô xuống. “Không thể vì lo lạm phát mà không cứu doanh nghiệp, điều này rất nguy hiểm. Theo dự báo của tôi, khả năng lạm phát gây ra những bất ổn trong thời gian tới là không dễ. Tôi cho rằng, nếu lượng tiền được bơm ra, tác động đến thị trường BĐS cũng sẽ rất mạnh. Tuy nhiên, thị trường còn phụ thuộc vào việc tháo gỡ các nút thắt về thủ tục pháp lý”, PGS. TS Trần Đình Thiên nhận định.
Với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, áp lực rủi ro lạm phát nhập khẩu là rất lớn. Lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than, giá vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát.
Giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng sẽ tác động vào giá thực phẩm. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở được tính trong CPI cũng sẽ tăng theo giá nguyên liệu dùng trong xây dựng.
Tổng Hợp