Lạm phát ở Việt Nam có nằm trong tầm kiểm soát hay không? Lạm phát leo thang trên toàn cầu là một trong những rủi ro lớn nhất với kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Với con số lạm phát đang được quan tâm, nhóm nghiên cứu của ngân hàng dự báo lạm phát Việt Nam ở mức 3,7% trong năm nay, tăng lên 5% vào năm 2023. Giá năng lượng và thực phẩm toàn cầu tăng cao cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã góp phần làm tăng lạm phát ở Việt Nam. Đặc biệt, chi phí liên quan đến vận tải đã tăng với tốc độ hai chữ số trong 14 tháng qua.
Tuần trước, khối nghiên cứu của một ngân hàng ngoại khác là HSBC cũng dự báo với đà xuất khẩu ấn tượng và tiêu dùng cá nhân phục hồi, Việt Nam chắc chắn sẽ lấy lại mức tăng trưởng như trước đại dịch.
Tình trạng giá năng lượng cao còn kéo dài sẽ tiếp tục đẩy giá cả nói chung lên, lạm phát sẽ có lúc vượt qua trần 4% của Ngân hàng Nhà nước trong 6 tháng cuối năm nhưng đây sẽ chỉ là hiện tượng tạm thời. Tình hình có thể sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh lãi suất thêm 0,5% trong quý III trước khi tăng lãi suất ba lần vào năm tới.
Báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô do ngân hàng UOB vừa cập nhật ở thời điểm kết thúc quý II giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam ở mức 6,5%, phù hợp với mục tiêu 6-6,5% do Chính Phủ đề ra. UOB cho biết GDP quý II của Việt Nam có thể tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, sau đó đạt mức tăng trưởng cao hơn 7,6% trong quý III.
Trong quý I, GDP của Việt Nam tăng 5% khi lĩnh vực dịch vụ phục hồi hậu đại dịch. Đại diện ngân hàng này cho biết đà tăng trưởng cơ bản của Việt Nam vẫn được giữ nguyên trong quý II. Lĩnh vực sản xuất tiếp tục phục hồi, tăng trưởng 9,2% so với cùng kỳ năm trước sau 5 tháng đầu năm.
Một chỉ báo tích cực khác là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng trở lại trong tháng 5 bất chấp bối cảnh bất ổn từ xung đột Nga – Ukraine và giá hàng hóa leo thang. Dù vậy, vốn FDI đăng ký từ đầu năm vẫn thấp hơn 16% so với cùng kỳ năm trước còn 11,7 tỷ USD.
Về phía người tiêu dùng, việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại tạo ra sức sống mới cho lĩnh vực dịch vụ. Cụ thể, tổng mức thương mại bán lẻ trong 5 tháng đầu năm tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu là dịch vụ du lịch tăng gần 35% so với đầu năm, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 16%.
Tuy nhiên, một số rủi ro từ bên ngoài được UOB nhận định đang đặt ra thách thức đối với triển vọng tăng trưởng của Việt Nam bao gồm xung đột Nga – Ukraine và tác động của nó đối với giá hàng hóa dẫn đến rủi ro lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, chính sách thắt chặt tiền tệ trên khắp thế giới và cuối cùng vẫn là diễn biến của Covid-19.
Tổng Hợp