Lãi suất liên ngân hàng đã phục hồi trở lại, dù vậy vẫn ghi nhận thấp so với giai đoạn trước dịch bệnh. Nhu cầu huy động vốn tăng dựa trên tín dụng tăng, áp lực lạm phát trong năm 2022.
Tại 29 ngân hàng thương mại, trong tháng 12.2021, lãi suất tiết kiệm cao nhất kì hạn 12 tháng vào khoảng 6,8 -7,4%/năm. Lãi suất ngân hàng cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Nam A Bank với mức 7,4% cho kì hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiện trực tuyến. Lãi suất ngân hàng cao nhất kì hạn 12 tháng cũng là Nam A Bank với mức 7,2%.
Xếp thứ hai trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng cao nhất là SCB với mức lãi suất 7,15% cho kì hạn 18 tháng. Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kì hạn 6 tháng hiện nay là GPBank với mức lãi suất là 6,5% và lĩnh lãi cuối kì.
Ở kỳ hạn 3 tháng, PVcomBank, SCB, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm. Lãi suất cao nhất kì hạn 1 tháng là 4% thuộc về PVcomBank, SCB, GPBank. 4 ngân hàng Big4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.
Nếu Thông tư 08/2021/TT-NHNN không được gia hạn thêm 1 năm nữa, tỉ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay dài hạn sẽ giảm từ mức 37% xuống 34% bắt đầu từ ngày 1.10.2022; đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ phải giảm nguồn vốn ngắn hạn hoặc tăng cho vay trung và dài hạn để đáp ứng yêu cầu nói trên.
Việc cải thiện hệ số biên lãi ròng (NIM) trong năm sau có thể sẽ không đồng đều giữa các ngân hàng. Theo các chuyên gia, các ngân hàng có thể cải thiện NIM trong năm sau khi sở hữu những lợi thế cạnh tranh như: Hệ số CASA cao hoặc tỉ lệ LDR thấp: giúp giảm được chi phí vốn trong bối cảnh lãi suất cho vay giảm. Có khả năng vay vốn nước ngoài: Giúp các ngân hàng vay được vốn với lãi suất thấp trong bối cảnh tỉ giá ổn định. Các ngân hàng cải thiện NIM sẽ có khả năng mở rộng cho vay cá nhân, theo đó gia tăng tỉ suất lợi nhuận.
Liên quan đến lãi suất cho vay, NHNN đã áp dụng “gói cấp bù lãi suất” 3.000 tỉ, tức các ngân hàng sẽ cho vay khoảng 100.000 tỉ với lãi suất 3-4%/năm đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19. Thêm vào đó, Chính phủ cũng có dự định nâng qui mô gói lên 10.000-20.000 tỉ, tập trung hỗ trợ các khách hàng như doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tham gia vào những dự án quốc gia và các doanh nghiệp trong ngành du lịch, hàng không, vận tải…“Dựa trên các chính sách hỗ trợ này, chúng tôi kỳ vọng lãi suất cho vay trung bình sẽ giảm 10-30 điểm cơ bản trong năm 2021. Ngược lại, lãi suất tiền gửi sẽ khó duy trì ở mức thấp như hiện tại do 3 lý do.
Sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư hấp dẫn như bất động sản và chứng khoán. Theo đó, lãi suất tiền gửi sẽ tăng 30-50 điểm cơ bản trong năm 2022. Chúng tôi dự đoán lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại các NHTM sẽ tăng lên mức 5,9-6,1%/năm vào cuối năm 2022, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức 6,8%/năm trước giai đoạn dịch bệnh” – chuyên gia VNDirect nhận định.
Tổng Hợp