Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng thì tăng huy động có thể phần lớn không phải để cho vay. Lãi suất huy động tăng liên tục, đâu là điểm dừng?
Nợ xấu trở thành vấn đề lớn khi thống kê của NHNN cho biết, tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm là 5,41% (tháng 7/2022) – điều này có nghĩa là 5,4% tiền ngân hàng cho vay ra nhưng không trở lại, đến khi phải trả các khoản huy động tương ứng đến hạn, ngân hàng buộc phải tăng huy động mới để trả các khoản nợ cũ.
Về thanh khoản hệ thống tài chính, ông Hiếu cho biết, thị trường cổ phiếu, trái phiếu sụt giảm mạnh dẫn tới đóng băng, mất thanh khoản, điều này lại trở thành gánh nặng cho hệ thống ngân hàng. Bản thân các ngân hàng không thể huy động được từ 2 nguồn này, không loại trừ việc còn phải thanh toán trái phiếu trước hạn càng làm trầm trọng hơn vấn đề thanh khoản của các ngân hàng.
Ngoài ra, các ngân hàng không chỉ huy động vốn trên thị trường dân cư mà còn huy động vốn trên liên ngân hàng. Tuy nhiên, có hiện tượng các ngân hàng cũng không thể tin lẫn nhau sau các vụ việc như SCB – Vạn Thịnh Phát.
TS. Lê Xuân Nghĩa đánh giá hiện nay tiền không có trong lưu thông nên thanh khoản đang là vấn đề lớn của nền kinh tế.
Cụ thể, từ đầu năm đến nay NHNN đã bán ra khoảng 26 tỷ USD, tức là hút vào 600.000 tỷ VND (có bơm ra vào nhưng không nhiều). Cùng với đó, hiện có 900.000 tỷ đồng đầu tư công của Chính phủ đang “bất động”. “Đầu tư công cũng là Chính phủ phát hành trái phiếu trên thị trường, cũng là hút tiền mặt về. Và cả 2 khoản này đều đang đóng băng”, ông Nghĩa nói.
Trong bảng cân đối tài sản của NHNN, hiện nay danh mục nợ gồm 3 khoản: 1. Tiền mặt (đã phát hành ra thị trường); 2. Tiền gửi của các định chế tài chính, trong đó có ngân sách; 3. Tiền gửi của người dân.
Ông Nghĩa nhấn mạnh, 900.000 tỷ ngân sách đã ghi nhận trong nợ của NHNN nhưng vẫn không bơm ra thị trường, như vậy tiền trong NHNN đang rất lớn và chắc chắn phải có cách để đưa nó vào lưu thông.
Đặt vấn đề làm sao giảm lãi suất từ 10%/năm xuống 6-7%/năm nhằm giảm gánh nặng chi phí vốn cho doanh nghiệp, người dân, ông Nghĩa khẳng định, chúng ta có đủ tất cả các công cụ để làm được điều này nhưng cần sự phối hợp của các cơ quan quản lý và chính sách.
Sacombank cũng đã tăng mạnh lãi suất huy động từ ngày 17/11 với mức cao nhất là 9,2%/năm dành cho các khoản tiền gửi online, kỳ hạn gửi 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Ngoài ra, nhà băng này cũng áp dụng lãi suất lên tới 9,1%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Trong khi các kỳ hạn từ 6 tháng đến 11 tháng được hưởng lãi suất dao động 8,3 – 9%/năm.
Các ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu thuộc sở hữu của Ngân hàng Nhà nước cũng tham gia vào cuộc đua tăng lãi suất huy động với mức lãi suất rất cạnh tranh.
Cụ thể, từ ngày 18/11 – 29/11/2022, OceanBank triển khai chương trình “Ngày Vàng gửi tiền, rinh liền lãi Đỉnh”, với mức lãi suất áp dụng lên tới 10%/năm cho các khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng và 9%/năm cho các khoản tiền gửi kỳ hạn 6 tháng. Đây là chương trình ưu đãi dành cho các khoản tiền gửi tiết kiệm VND trả lãi cuối kỳ được mở tại quầy.
Trước đó, GPBank cũng áp dụng mức lãi suất cao nhất lên đến 10%/năm dành cho các khoản tiền gửi tại quầy.
Cụ thể, mức lãi suất cao nhất được niêm yết là 8,95%/năm áp dụng cho khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế gửi tiền theo kỳ hạn 13 tháng, có 1 sổ tiết kiệm hay hợp đồng tiền gửi hoặc tổng số dư tiền gửi tại GPBank từ 100 triệu đồng trở lên. Đồng thời, khi tham gia gửi tiền tại quầy và đáp ứng đủ một số điều kiện về số dư tối thiểu cũng như là khách hàng hạng vàng, người gửi tiền còn có thể được cộng lãi suất lên đến 1,05%.
Không chỉ tăng lãi suất huy động, mỗi ngân hàng sẽ có những cách khác nhau để thu hút khách VIP như Sacombank “tung chiêu” tặng ngay tiền thưởng tương đương nửa tháng tiền lãi với kỳ hạn từ 6 tháng và 1 tháng tiền lãi với kỳ hạn từ 12 tháng cho khách hàng cá nhân gửi tiền từ 300 triệu đồng và doanh nghiệp gửi từ 500 triệu đồng.
Như vậy, khách hàng gửi tiền đáp ứng được yêu cầu trên của Sacombank có thể hưởng lãi 6 tháng là 8,94%/năm và kỳ hạn 12 tháng là 9,64%/năm. Tiền thưởng sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản thanh toán hoặc tài khoản thẻ tín dụng của khách hàng tại thời điểm gửi tiền.
Hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay đều đã niêm yết lãi suất huy động cao nhất trên 9%/năm. Nhiều ngân hàng có lãi suất trên 9,5%/năm như SCB, VIB, Kienlongbank, MSB…
Lãi suất cao nhất trong nhóm Big 4 hiện nay là 8,2%/năm: VietinBank áp dụng lãi suất 8,2%/năm cho các khoản tiền gửi trực tuyến tại kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng; Vietcombank là 7,4%/năm; BIDV và Agribank là 7,9%/năm.
Tổng Hợp