Cử tri đề nghị Ngân hàng Nhà nước giải thích và chỉ đạo giải quyết bất cập nói trên, nhằm đảm bảo công bằng cho khách hàng của hệ thống ngân hàng. Cử tri cũng kiến nghị có chính sách, biện pháp để các ngân hàng thương mại hạ lãi suất và tăng hạn mức cho vay đối với sản xuất, kinh doanh hợp lý nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp có vốn sản xuất, kinh doanh.
Về vấn đề này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, theo quy định hiện hành, lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 6 tháng bằng VND và việc áp dụng mức lãi suất tiền gửi cụ thể là do tổ chức tín dụng xem xét quyết định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, tình hình hoạt động. Lãi suất tiền gửi từ 6 tháng trở lên do các ngân hàng ấn định trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.
Trường hợp lãi suất thị trường có biến động hoặc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh các mức lãi suất điều hành dẫn đến việc tổ chức tín dụng điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất tiền gửi, thì khách hàng vẫn tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận đã cam kết về lãi suất cho đến ngày đến hạn khoản tiền gửi.
Về lãi suất cho vay, việc xem xét quyết định về lãi suất cho vay là do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Tương tự như lãi suất tiền gửi, trường hợp các ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đối với các khoản vay mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận về lãi suất, thì ngân hàng tiếp tục áp dụng lãi suất đã thỏa thuận cho tới hết thời hạn khoản vay hoặc đến hết kỳ hạn trả lãi theo thỏa thuận cho vay.
Theo khảo sát của Dân trí, mức lãi suất niêm yết 9,5%/năm hiện không còn xuất hiện sau động thái điều chỉnh hàng loạt của các ngân hàng. Chỉ có số ít ngân hàng đang niêm yết lãi suất từ 9%/năm trở lên (tính cả gửi online) ở kỳ hạn 12 tháng là Kienlongbank, VietBank, ABBank, SCB, OceanBank, VietABank, SCB. Hiện gửi tiền kỳ hạn 12 tháng mức lãi suất phổ biến ở mức 7,8-8,8%/năm nếu gửi tại quầy và 8,2-8,9%/năm nếu gửi online.
Trong khi đó, mặt bằng lãi vay ở mức 11-15%/năm trong năm đầu. Từ năm thứ 2 các nhà băng tính lãi thả nổi, tức lãi suất cơ sở cộng biên độ. Cứ 3 tháng, lãi suất cơ sở sẽ thay đổi một lần tùy theo thị trường, cộng thêm biên độ là ra lãi suất cho vay. Biên độ tại các nhà băng niêm yết ở mức 3-4,5%.
Thách thức xung quanh câu chuyện dòng tiền mà các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp địa ốc nói riêng đang phải đối mặt không phải câu chuyện mới, nhưng sau một loạt trường hợp xin lùi thời gian đáo hạn trái phiếu vừa qua, việc làm rõ và hiểu thấu đáo yếu tố này sẽ giúp các cơ quan quản lý, nhà đầu tư… phần nào san sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
Theo đó, quá trình tái cấu trúc sâu và rộng buộc phải diễn ra ở hầu hết doanh nghiệp dưới nhiều hình thức như lùi tiến độ dự án, thay đổi cơ cấu sản phẩm – dịch vụ, cấu trúc lại nguồn tài chính, giảm các hoạt động chưa cần thiết, tinh giản đội ngũ nhân sự… Điều này một mặt giúp các doanh nghiệp tiết giảm tối đa chi phí, ổn định lại hoạt động sản xuất – kinh doanh, song mặt khác, việc quy mô hoạt động bị thu hẹp nhanh chóng đã ảnh hưởng lớn tới doanh thu, lợi nhuận, thậm chí nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng lỗ lớn trong năm qua.
Cụm từ “mùa đông khắc nghiệt” được các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán VNDirect dùng để mô tả thị trường bất động sản trong quý IV/2022 cũng như giai đoạn đầu năm 2023 có lẽ là phù hợp, thay cho nhìn nhận một thực tế là thị trường đang có dấu hiệu rõ nét bước vào chu kỳ giảm như việc doanh nghiệp khó tìm được cách đảo nợ, cho dù quy định mới về thanh toán trái phiếu đã được đưa ra.
Nghị định số 08/2023/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành mở ra phương án doanh nghiệp gặp khó khăn về tiền mặt có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác, song để áp dụng hiệu quả trên thực tiễn là không dễ bởi trái chủ là số đông, đòi hỏi phải có sự đồng thuận cao, chưa kể không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tài sản là bất động sản hoàn thiện pháp lý để trao đổi.
Tổng Hợp
(Đầu Tư Chứng Khoán, Dân Trí)