Hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động. Mức cao nhất đã lên tới 9,5%/năm, áp dụng với các khoản tiền gửi kỳ hạn 36 tháng…
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối tháng 7 năm nay đạt hơn 11,39 triệu tỷ đồng. Trong đó, tổng tiền gửi của người dân tại tổ chức tín dụng đạt hơn 5,6 triệu tỷ đồng.
Tuy nhiên, tốc độ huy động vốn vẫn không theo kịp tăng trưởng tín dụng, phần lớn do lãi suất huy động kém hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác.
Nhóm phân tích của Chứng khoán SSI cũng quan sát thấy động thái tăng mạnh lãi suất huy động. SSI cho rằng mặt bằng lãi suất huy động ở các ngân hàng thương mại hiện đã tăng khoảng 2-2,5% so với cuối năm 2021. Theo SSI, áp lực lên mặt bằng lãi suất huy động còn khá cao trong giai đoạn còn lại của năm.
Với mức tiền gửi trên 6 tháng, khi không còn bị khống chế bởi trần lãi suất, gần đây, hàng loạt ngân hàng thời gian đã tăng mạnh lãi suất. VietABank hiện đứng thứ 2 về huy động tiền gửi với kỳ hạn 12 tháng lên tới 8,7%/năm nếu gửi tiền online. Còn “quán quân” gửi tiền tại quầy vẫn là SCB với mức lãi suất 12 tháng là 8,5%/năm.
Hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động. Mức cao nhất đã lên tới 9,5%/năm, áp dụng với các khoản tiền gửi kỳ hạn 36 tháng và số tiền gửi tối thiểu 300 triệu đồng của ngân hàng số Cake by VPBank. Còn với các kỳ hạn 6 tháng trở lên, ngân hàng số này đẩy các mốc lãi suất này lên cao nhất thị trường là 8,5%/năm.
Mặt bằng lãi suất tiết kiệm hiện đã lên tương đương mức trước dịch. Các chuyên gia đến từ Công ty Chứng khoán VNDirect lý giải, “cuộc đua” lãi suất xuất phát từ nhu cầu huy động vốn của các ngân hàng tăng nhờ hạn mức tín dụng mới và chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng với huy động ngày càng cao.
Các yếu tố vĩ mô toàn cầu cũng có tác động, trong đó Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục tăng lãi suất hơn nữa vào cuối năm và đồng USD tăng giá mạnh cũng gây áp lực lên tỷ giá, cũng như lãi suất.
Một tháng trở lại đây, khoảng 30 nhà băng đồng loạt tăng lãi suất, trong đó khoảng 20 đơn vị ghi nhận lãi suất tăng tại tất cả kỳ hạn. Đây cũng là lần huy động lãi suất tăng trên diện rộng với mức tăng mạnh nhất, sau hơn 2 năm trải qua dịch Covid-19.
Thậm chí, để cạnh tranh hút tiền, một số đơn vị tung ra chương trình chứng chỉ tiền gửi, có nơi gửi 10 triệu đồng nhận lãi suất 8,4%/năm, cao hơn nhiều so với gửi tiết kiệm.
Tuy nhiên, kênh đầu tư này chỉ phù hợp khi khách hàng có tiền nhàn rỗi trong thời gian dài. Khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn, người gửi tiền vẫn có thể được rút trước hạn, miễn chấp nhận lãi suất không kỳ hạn. Còn với chứng chỉ tiền gửi, điều này gần như không thể (trừ một số loại có kỳ hạn ngắn). Khách hàng chỉ có thể chuyển nhượng và cầm cố để vay vốn với lãi suất phải trả cao hơn lãi suất nhận được từ chứng chỉ tiền gửi.
Tổng Hợp