Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp rất băn khoăn vì cho đến nay, Nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định thi hành Luật Đất đai vẫn chưa được ban hành, do còn phải lấy ý kiến các thành viên Chính phủ một lần nữa.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết số 164/NQ-CP về việc tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định tại Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị.
Theo đó, nhận thấy thời gian qua, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu đô thị đang gặp khó khăn, vướng mắc về trình tự, thủ tục đầu tư của dự án giữa Luật Đầu tư năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị, đồng thời, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thị trường xây dựng trầm lắng.
Do đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì đầu tư kinh doanh và góp phần ổn định thị trường trong thời gian sớm nhất, và theo nguyên tắc áp dụng pháp luật tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Chính phủ quyết nghị việc áp dụng thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị kể từ ngày 1/7/2015 (khi Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực) cho đến ngày Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020 có hiệu lực
“Dự thảo Nghị định” có cơ chế “giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý”, tại các đô thị, điểm dân cư nông thôn, vừa đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các thửa đất này, cho phép hợp thửa với thửa đất liền kề, không để thất thoát ngân sách nhà nước và góp phần vào công tác chỉnh trang và đảm bảo mỹ quan đô thị.
“Dự thảo Nghị định” cho phép thực hiện “các hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai” theo nguyên tắc “người yêu cầu cung cấp dịch vụ có trách nhiệm trả phí thẩm định hồ sơ và thẩm định các điều kiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trả chi phí đối với các công việc còn lại của thủ tục theo giá cung cấp dịch vụ công do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành”, trong đó, có dịch vụ “tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai theo nhu cầu về thời gian và địa điểm của người yêu cầu cung cấp dịch vụ”, đồng thời, vẫn yêu cầu cơ quan nhà nước phải thực hiện các thủ tục hành chính đúng hạn đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân không yêu cầu thực hiện “các hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai”.
“Dự thảo Nghị định” có cơ chế “cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở và các dự án kinh doanh bất động sản không phải là dự án phát triển nhà ở”, giải quyết được vướng mắc hiện nay về việc cấp “sổ hồng” cho các công trình xây dựng bán, chuyển nhượng cho nhà đầu tư thứ cấp, như căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, nhà phố du lịch (gọi chung là “căn hộ condotel”), căn hộ văn phòng (officetel), căn hộ thương mại (shophouse), căn hộ dịch vụ (serviced apartment) thuộc các dự án kinh doanh bất động sản không phải là dự án nhà ở. Quy định này còn có thể xử lý đối với các trường hợp phát sinh các công trình xây dựng tương tự đưa vào kinh doanh trong những năm sau này.
“Dự thảo Nghị định” quy định chặt chẽ điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất, yêu cầu “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng, quy hoạch chi tiết và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất”, để chấn chỉnh công tác tách thửa đất, hợp thửa đất tại các địa phương và ngăn chặn, kiểm soát tình trạng phân lô bán nền trái phép tràn lan trong những năm gần đây.
Qua nghiên cứu dự thảo Nghị định, HoREA đánh giá cao các nội dung tại dự thảo, dự kiến sẽ có các cơ chế chính sách rất thiết thực như sau: Dự thảo Nghị định có cơ chế xử lý đối với các thửa đất do Nhà nước quản lý nằm xen kẽ trong các dự án đầu tư, dự án nhà ở. Theo đó, thửa đất do Nhà nước quản lý đủ điều kiện hình thành dự án độc lập thì thực hiện đấu giá đất; các thửa đất do Nhà nước quản lý không đủ điều kiện hình thành dự án độc lập thì giao cho nhà đầu tư và nhà đầu tư nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước theo phương thức xác định “giá đất cụ thể” theo quy định của pháp luật về đất đai, tháo gỡ được điểm nghẽn để tái khởi động trở lại hàng trăm dự án nhà ở bị “đắp chiếu” trong 5 năm qua.
Cho nên HoREA vừa có Công văn số 121/2020/CV-HoREA gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị sớm ban hành dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định thi hành Luật Đất đai (dự thảo Nghị định).
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, việc sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định thi hành Luật Đất đai đồng bộ với việc triển khai thực hiện Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc, ách tắc về thủ tục đầu tư xây dựng của hàng trăm dự án nhà ở, góp phần thực hiện “mục tiêu kép” mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.