Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải hoãn lại các kế hoạch đầu tư, kinh doanh, kéo theo đó là tình trạng thanh khoản trên thị trường sụt giảm, dòng tiền kinh doanh bị ảnh hưởng.
Covid-19 gây thiệt hại chung cho cộng đồng doanh nghiệp là rất lớn, nhưng cũng từ khó khăn khách quan này mà các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn khả năng xuất hiện những rủi ro phi truyền thống để chuẩn bị các giải pháp phòng ngừa, hay quản trị hệ thống tốt hơn.
Tại một số doanh nghiệp khác, bất động sản là mảng kinh doanh chủ lực, nhưng không tránh khỏi việc tái cơ cấu, trong đó loại bỏ những dự án mất nhiều thời gian hoàn thiện pháp lý hoặc dự kiến hiệu quả không cao.
Ngoài việc tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại sản phẩm chủ lực, nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường thì xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp là điểm then chốt để giữ nhân sự giỏi và “trải thảm” để đón nhận người tài.
Các kế hoạch phục hồi hậu Covid-19 sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững hơn, loại bỏ tư duy chộp giật, ngắn hạn, thay đổi cách làm việc theo hướng hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Càng lâm vào khó khăn thì càng cần tư duy đường dài, tư duy để thích ứng với mọi hoàn cảnh, thay vì lệ thuộc vào những nếp suy nghĩ cũ.
Mặc dù không ít doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho cao và nặng gánh lãi vay, nhưng lãnh đạo đa số doanh nghiệp lạc quan về triển vọng hoạt động trong thời gian tới. Đây cũng là tâm lý chung của các doanh nghiệp địa ốc trong khu vực.
Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020 của phần lớn doanh nghiệp địa ốc trên sàn chứng khoán cho thấy kết quả đi xuống như Công ty cổ phần Đầu tư LDG (LDG), Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (DXG), Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG), Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (CRE), Công ty cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC), Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG)…Trong đó, LDG chỉ đạt lợi nhuận gần 13 tỷ đồng, trong khi cùng năm ngoái lãi 348 tỷ đồng.
Mặc dù không được liệt kê trong các nhóm ngành chịu tác động nặng nề nhất bởi Covid-19 như du lịch, nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ, nhưng thực tế cho thấy, dịch bệnh khiến thị trường bất động sản bị ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp với mức độ không nhỏ.
Trong thị trường bất động sản, đại dịch CoViD-19 đã tác động rất lớn đến phân khúc bất động sản cho thuê (văn phòng cho thuê; nhà, mặt bằng cho thuê; trung tâm thương mại cho thuê); bất động sản du lịch, condotel; môi giới bất động sản và khoảng 35 ngành nghề có liên quan bất động sản.
Đại dịch CoViD-19 tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế và cả lĩnh vực bất động sản, làm trầm trọng thêm các khó khăn của thị trường bất động sản, vốn đã khó khăn kể từ năm 2018. Cả nước, 8 tháng đầu năm 2020 đã có đến 923 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 136% so với cùng kỳ, cao nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác, có tác động tiêu cực đến 35 ngành nghề có liên quan đến thị trường bất động sản và ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người lao động. Đồng thời, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết có khoảng 80% sàn giao dịch bất động sản phải dừng hoạt động trong thời gian qua.
Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài rót tiền vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp và bất động sản bán lẻ chiếm đến 1/3 trong tổng số hơn 100 dự án đầu tư nước ngoài vào bất động sản được cấp phép mới trong 11 tháng năm 2020. Số liệu sơ bộ các dự án đầu tư nước ngoài vào bất động sản công nghiệp (phần lớn là xây dựng nhà xưởng, kho bãi và mặt bằng phục vụ logistics) và bất động sản bán lẻ đạt trên 400 triệu USD vốn đăng ký mới, chưa kể 113,5 triệu USD vốn đăng ký tăng thêm cho các dự án đang hoạt động tại Việt Nam.
Theo CBRE Việt Nam, các công ty quốc tế đang muốn tận dụng mức độ đô thị hóa nhanh và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Việt Nam để có thể thu mua toàn bộ các tài sản thương mại và phức hợp ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, nhằm thiết lập cơ sở kinh doanh trong nước và khu vực, đồng thời thực hiện các hoạt động thương mại, bán lẻ.
Theo HoREA, thị trường bất động sản 10 tháng năm 2020 bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19, làm trầm trọng thêm những khó khăn sẵn có của thị trường bất động sản trong 3 năm gần đây.
Dịch Covid-19 ở Việt Nam đã được kiểm soát, thị trường bất động sản có dấu hiệu khả quan hơn, nhưng đẩy mạnh tái cấu trúc vẫn là hoạt động được các doanh nghiệp chú trọng thực hiện.