Nếu như TP.HCM sụt giảm thì các thị trường lân cận trở thành thị trường thay thế và là thị trường mới thu hút các chủ đầu tư. Thay vì đầu tư vào TP.HCM như trước đây thì các doanh nghiệp dịch chuyển sang các thị trường lân cận.
Chuẩn bị lên Thành phố giá đất nhảy vọt lên cao
Mặc dù mức giá rao bán liên tục được đẩy lên cao, nhiều môi giới và nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm đều khẳng định giá bất động sản tại khu vực này đang bị “thổi” lên quá cao so với giá trị thật.
Diễn biến giá đất của TP. Thủ Đức tăng liên tiếp trong 3 quý vừa qua với 3 đợt thông tin, lần lượt là đề xuất thành lập thành phố phía Đông vào quý II, việc Chính phủ đồng ý thành lập TP. Thủ Đức trong quý III và chính thức thành lập TP. Thủ Đức vào đầu tháng 12 vừa qua.
Tại các dự án dân cư hiện hữu tại 3 quận phía đông, thị trường cũng chứng kiến sự tăng vọt về giá của các sản phẩm như nhà phố, biệt thự. Đơn cử, một căn nhà phố thương mại diện tích 140 m2 trong Khu đô thị Vạn Phúc có giá bán 24 tỷ đồng/căn đã tăng lên gần 33 tỷ đồng/căn vào tháng 12. Dự án căn hộ King Crown Infinity nằm trên mặt tiền đường Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ quận Thủ Đức mới diễn ra buổi kick-off rầm rộ với khoảng 739 căn hộ được đưa ra thị trường. Mặc dù chủ đầu tư chưa công bố giá bán chính thức, giá rumor lên đến 80 triệu đồng/m2, mức giá kỷ lục của Thủ Đức, tiệm cận với nhiều dự án mới bàn giao tại phường An Phú, Thạnh Mỹ Lợi của quận 2.
Giá đất ở một số khu vực phía Đông như phường Trường Thọ (quận Thủ Đức), nơi được quy hoạch để trở thành trung tâm của TP Thủ Đức tương lai hay các trục đường chính như Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Xiển (quận 9) tăng đột biến lên ngưỡng 70-100 triệu đồng/m2, những khu vực còn lại cũng tăng lên mức 30-60 triệu đồng/m2, tăng khoảng 15-20% so với đầu năm 2019.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D của DKRA Việt Nam, quyết định thành lập TP. Thủ Đức có tác động đáng kể đến thị trường bất động sản 3 quận phía Đông. Đây sẽ là thông tin để các chủ đầu tư tận dụng làm lợi thế để gia tăng quảng bá, thu hút người mua cho các dự án nằm trong khu vực, từ đó đẩy mặt bằng giá lên một mức mới.
Vùng lân cận hưởng lợi
Nếu như TP.HCM sụt giảm thì các thị trường lân cận trở thành thị trường thay thế và là thị trường mới thu hút các chủ đầu tư. Thay vì đầu tư vào TP.HCM như trước đây thì các doanh nghiệp dịch chuyển sang các thị trường lân cận và Bình Dương là một trong những điển hình.
Hiện nay tại TP.HCM với sự khó khăn về nguồn cung, vấn đề pháp lý liên quan đến khả năng phát triển dự án của các chủ đầu tư thì sẽ có sự dịch chuyển. Nơi nào có quỹ đất tốt, nhu cầu khách hàng có, có khả năng bán hàng thì chủ đầu tư sẽ đầu tư vào. Đây là xu hướng hoàn toàn dễ hiểu, sự dịch chuyển cung cầu, tìm kiếm sản phẩm thay thế là quy luật bình thường trên thị trường.
Các dự án giao thông trọng điểm nối với TP.HCM vào trung tâm đô thị loại I của tỉnh là Biên Hòa. Cụ thể, phê duyệt hàng loạt tuyến đường trọng điểm kết nối vùng: Theo quy hoạch đến 2030 sẽ gồm cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; Kéo dài tuyến Metro số 1 từ Bến Thành quận 1 TP.HCM đi theo 2 hướng về TP. Biên Hòa và đi trung tâm TP. Dĩ An (tỉnh Bình Dương)…
Quy hoạch vùng TP.HCM mở rộng được Thủ tướng Chính phủ công bố đầu năm 2018 với việc TP.HCM là trung tâm kinh tế vùng và 7 tiểu vùng trong đó có Đồng Nai nằm phía Tây của vùng TP.HCM mở rộng với trung tâm chính là TP. Biên Hòa, Long Thành sẽ phát triển kinh tế tổng hợp về dịch vụ, công nghiệp đa ngành, công nghệ cao. Tăng cường phát triển các chức năng về thương mại, y tế, giáo dục – đào tạo, thể dục thể thao, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ và trung tâm hàng hóa…
Đơn cử như việc năm 2019, Tập đoàn Novaland thâu tóm gần như toàn bộ đô thị Long Hưng rộng 700ha tại xã Long Hưng, Công ty Himlamland thâu tóm dự án chung cư rộng hơn 4ha tại TP. Biên Hòa. Năm 2020, Hưng Thịnh Land cũng thâu tóm một quỹ đất rộng hơn 2ha tại TP. Biên Hòa.
Cuộc đổ bộ dự án mới cũng rầm rộ triển khai như Công ty bất động sản Kim Oanh, Hưng Thịnh Land, Novaland… mở bán liên tục trong thời gian qua tại tỉnh Đồng Nai.
Theo đề án quy hoạch trục kinh tế tỉnh Bình Dương, quốc lộ 13 đoạn từ trung tâm Lái Thiêu tới đường Nguyễn Văn Tiết sẽ trở thành trục đại lộ lớn nhất Bình Dương với hệ thống dịch vụ, hạ tầng đẳng cấp. Khi hoàn thành, đại lộ sẽ như “trục nam châm” thu hút hàng loạt các chủ đầu tư lớn đến phát triển các công trình biểu tượng, các tòa tháp tài chính, bệnh viện, đại học, khu dân cư cao cấp, tháp văn phòng, khách sạn 5 sao,…
Theo công bố của CBRE, trong 9 tháng đầu năm 2020, thị trường căn hộ Bình Dương ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ khi có tới 8.289 căn từ 8 dự án được chào bán, tương đương với nguồn cung của TP.HCM. Phần lớn các dự án mới tập trung tại khu vực TP.Thuận An.
Giá BĐS tại các tỉnh lân cận TP.Thủ Đức như Bình Dương, Đồng Nai cũng tăng vọt ở mức chưa từng có. Tại Bình Dương, hiện một tuyến đường ngắn của QL13 từ TP.HCM đến Thủ Dầu Một đã có khoảng 40.000 căn hộ đang triển khai, trong đó giá bán bình quân khoảng 30 triệu đồng/m2, có dự án giá bán lên đến 40 triệu đồng/m2. Mức giá này cao bằng với nhiều dự án đang mở bán tại H.Bình Chánh, thậm chí ở Q.7, TP.HCM. Tại Đồng Nai, giá BĐS cũng “nhảy múa” theo thông tin triển khai sân bay quốc tế Long Thành và các dự án hạ tầng khi đất nền đang bị đẩy giá tăng cao gần gấp đôi so với một năm trước đó.