Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư đều hi vọng những kịch bản dự đoán trong quý iII sẽ được thực hiện trong 3 tháng cuối năm khi dịch bệnh được khống chế. Nhưng trên thực tế còn gần hai tháng nữa kết thúc năm 2021 nhưng những kịch bản đều chưa diễn ra được vì thi trường bất động sản vẫn nằm im bởi nhiều yếu tố…
Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng, dịch Covid-19 kéo dài 2 năm qua đã tác động rất lớn với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đợt dịch thứ tư đã gây ra những tác động nặng nề trong quý III. Lần đầu tiên Việt Nam chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế âm 6,17% trong quý. Tình trạng đóng băng nền kinh tế, sụt giảm tăng trưởng diễn ra ở tất cả ngành nghề và bất động sản cũng không ngoại lệ.
Trong tháng 10 nhiều doanh nghiệp BĐS đã rục rịch khởi động mở bán dự án. Nhà đầu tư bắt đầu thăm dò thị trường, người mua nhà để ở cũng khảo sát giá thường xuyên hơn. Sau khi các tỉnh, thành khống chế được dịch, mở cửa trở lại thì thị trường các địa phương có lợi thế về du lịch và hạ tầng, quy hoạch, có nhiều dự án mới sẽ là điểm đến được quan tâm nhất.
Một số đơn vị thống kê được lượng quan tâm về thị trường chỉ tăng ở mức 20-30% hơn trong những tháng dịch. Do tâm lý lo ngại dịch sẽ bùng phát hoặc tiếp tục ảnh hưởng trong năm 2022, thêm vào đó nguồn dự án gần như không có được làm mới, nguồn tài chính của nhà đầu tư cũng hạn hẹp dẫn đến thị trường những tháng cuối năm ảm đạm.
TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, dự báo thị trường sẽ không tăng trưởng ngay lập tức mà phải đến hết quý I, đầu quý II-2022 mới có thể từ từ hồi phục. Nhiều khả năng từ tháng 11-2021, một số dự án vị trí tốt có thể tăng giá nhẹ trên thị trường sơ cấp (giá mở bán) nhưng chỉ mang tính cục bộ. Hiện tại, nhà đầu tư nào cũng đang gặp khó. Trong 3-6 tháng tới là thời điểm vàng để nhóm nhà đầu tư có tiền mặt nắm lợi thế trong việc thâu tóm tài sản.
Những tháng đầu năm 2021 xảy ra tình trạng sốt đất một số tỉnh do thông tin quy hoạch dự án và thao túng giá của các môi giới địa phương. Nhưng từ tháng 4 trở lại đây, dường như tất cả hoạt động trên thị trường bất động sản hầu như không có dấu ấn hay điểm nhấn đáng kể. Một số phân khúc đóng băng hoàn toàn, doanh nghiệp địa ốc cũng giảm dần trên thị trường cùng với đó hàng loạt dự án bị trì trệ bởi dịch bệnh và dòng tiền của nhà đầu tư.
Khi dịch bệnh nổ ra, xu hướng “bỏ phố về quê” nổi lên như một hiện tượng khi nhiều người lựa chọn rời bỏ trung tâm thành phố. Nguyên nhân quỹ đất nội thành khan hiếm, giá cao khiến các mô hình đầu tư không còn mang lại hiệu quả như mong đợi. Cộng hưởng với xu hướng sống mới, các dự án dần dịch chuyển về các địa phương lân cận đáp ứng được hai yếu tố chính dẫn dắt nhu cầu kết nối giao thông tốt với khu vực nội đô và sự hiện diện của những nhà phát triển bất động sản dẫn dắt thị trường.
Theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, trong 9 tháng năm 2021 tổng nguồn cung mới trên thị trường đạt trên 165.700 sản phẩm nhưng lượng giao dịch chỉ đạt khoảng 61.800 sản phẩm, chiếm khoảng 37% tổng nguồn cung. Riêng quý III/2021 lượng cung sản phẩm trên thị trường thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Cụ thể, thị trường Hà Nội, tổng sản phẩm chào bán 5.886 sản phẩm, giao dịch 1.745 sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ trung bình đạt 29,6%. Thị trường TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ có nguồn cung 3.516 sản phẩm, giao dịch 2.724 sản phẩm. Dữ liệu của kênh thông tin BĐS batdongsan.com.vn cho thấy, mức độ quan tâm đến BĐS sụt giảm mạnh trong thời gian dịch bệnh. Trong đó, địa bàn có mức độ quan tâm giảm sâu nhất là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…
Khó khăn lớn nhất mà DN BĐS đang phải đối diện là thanh khoản thấp kỷ lục, vì nguồn thu nhập hạn chế của đại đa số người dân trong thời điểm này khiến tình hình thị trường không có nhiều biến động, giao dịch chủ yếu diễn ra từ nhà đầu tư dài hạn.
Theo nhiều chuyên gia dự báo, những tháng cuối năm sẽ bùng nỗ giao dịch hay hàng loạt dự án sẽ mở bán, nhà đầu tư sẽ săn lùng, sốt đất sẽ trở lại,… nhưng mọi dự báo đến nay đều chưa thành hiện thực. Đến nay gần giữa tháng 11 nhưng dừng như giao dịch không khả quan, nhà đầu tư dừng như đang nằm im chờ đợi thị trường diễn biến như thế nào. Bên cạnh đó, dòng tiền từ ngân hàng đang đổ dồn qua chứng khoán trong những tháng dịch vẫn chưa thể dứt ra nên việc thị trường bất động sản vẫn nằm im là chuyện hiển nhiên.
Nhiều doanh nghiệp BĐS phía Nam như: Vinhome, nova, Trần Anh Group, Thắng Lợi Group, Phú Đông Group,… cũng cho biết sẽ có dự án BĐS tại các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và sẽ mở bán vào cuối năm nay khi kinh tế mở cửa, dịch được kiểm soát.
Nhiều chuyên gia cho rằng, sức mua chung toàn thị trường bất động sản trong mùa cao điểm cuối năm 2021 có thể chỉ tương đương quý III hoặc tăng nhẹ nhờ dỡ phong tỏa nhưng vẫn suy giảm so với quý I và kém xa cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân do người mua bất động sản để ở bị ảnh hưởng về thu nhập do tác động khá nặng nề của đại dịch, một số nhà đầu tư khác cũng có xu hướng thận trọng quan sát. Ngoài ra, thị trường thứ cấp (mua đi bán lại) chưa tích cực cũng tác động đến sức mua của thị trường sơ cấp. Kể từ giai đoạn cuối năm 2021 trở đi, thị trường địa ốc vẫn dựa vào những người mua có tiềm lực tài chính mạnh, đầu tư lâu dài để bảo toàn giá trị tài sản hơn là lướt sóng.
Từ đầu năm 2021 đến nay, thị trường bất động sản (BĐS) chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 kéo dài, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gần như “tê liệt”. Nhìn lại một năm 2021 đầy biến động và nếu doanh nghiệp không thích nghi sẽ tự đào thải trên thị trường.
Cương Nguyễn
(Tổng Hợp)