Khi nguồn lực của các nhà đầu tư lao vào vòng xoáy tăng giá đất đai, làm giảm nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất ở nhiều ngành, lĩnh vực khác của quốc gia.
Nhiều loại tài nguyên trên đất đai bị xâm phạm, chuyển đổi chức năng không phù hợp quy định pháp luật. Điều này làm lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng phát triển kinh tế, thậm chí gây bất ổn cho địa phương tại những khu vực đó.
Ngoài ra, sốt đất gây cản trở rất mạnh việc kêu gọi, thu hút đầu tư chính thống vào các địa phương bởi tăng giá đất kéo theo hàng loạt các chi phí khác tăng theo, đặc biệt là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng.
Việc phát triển kinh tế địa phương nơi có sốt đất là khó có thể xảy ra. Kinh tế không phát triển thì giá đất sẽ lại giảm mạnh, những người đầu tư đất chưa kịp bán ra sẽ thua lỗ nặng. Đặc biệt là những người sử dụng đòn bẩy tín dụng có cầm cố tài sản của chính mình.
Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) vừa công bố thông tin thị trường bất động sản năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, trong đó đưa ra thông tin cho biết, giá bất động sản vẫn tăng, có những khu vực, dự án giá tăng trên 10% so với thời điểm đầu năm 2020.
Đáng chú ý, trước ý kiến cho rằng các địa phương ban hành Bảng giá đất mới tăng hơn so với trước đây cũng là nguyên nhân làm tăng giá bất động sản đặc biệt là bất động sản nhà ở, gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng như cơ hội có chỗ ở cho người thu nhập thấp, Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản cho biết, hiện tượng tăng giá bất động sản tại các địa phương có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều địa phương ghi nhận hiện tượng giá đất một cách “chóng mặt”. Thị trường bất động sản xuất hiện những cơn sốt đất khó tin.
Ông Nguyễn Văn Đính – Tổng thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam – đã có những nhận định về nguyên nhân giá đất tăng, thực trạng tại một số địa phương cùng những kiến nghị giúp bình ổn thị trường.
Ông Đính chỉ ra một số yếu tố chính như do khung giá đất được chính quyền các địa phương đồng loạt điều chỉnh tăng 15-20%; nhu cầu ở vẫn rất mạnh trên toàn thị trường nhưng việc phê duyệt đầu tư các dự án bất động sản, tạo nguồn cung vẫn chưa có tín hiệu khả quan.
Thị trường đất đai trên cả nước sau dịp Tết Nguyên đán đến nay vô cùng nhộn nhịp. Giá tăng chóng mặt, trung bình tăng 10% sau 1 tháng. Cục bộ một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng.
Trước hiện tượng tăng giá nêu trên, vị chuyên gia cho biết không ít người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đi đầu tư.
Trường hợp chi phí về đất của một dự án bất động sản được căn cứ trực tiếp từ giá đất trong bảng giá đất được ban hành thì việc tăng giá đất khoảng 15-20% của các địa phương cũng chỉ làm tăng giá thành bất động sản nhà ở khoảng 1,5-5%.
Tuy nhiên, đối với các dự án bất động sản thực hiện thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì chi phí về đất của dự án chịu tác động bởi giá đất của thị trường (lúc đó việc điều chỉnh bảng giá đất của địa phương chỉ có tác động gián tiếp).
Mặt khác, việc áp dụng khung giá đất, bảng giá đất mới tại các địa phương chưa lâu (sớm nhất là từ thời điểm 01/01/2020); các dự án được hoàn thành và có sản phẩm chào bán ra thị trường trong năm 2020 chủ yếu là dự án thực hiện và áp dụng giá đất theo khung giá, bảng giá đất trước đó.