Nhiều người ở thành thị đổ về các tỉnh lân cận để tìm mua đất nhà vườn. Tuy nhiên nếu cứ “hùa” theo đám đông bỏ phố về vườn thì sẽ phải nhận “quả đắng” bất cứ lúc nào, đặc biệt là những nhà đầu tư còn non tay, ít vốn.
Nhiều chuyên gia phân tích, homestay là loại hình kinh doanh của một số chủ đầu tư vay tiền ngân hàng, kêu gọi cổ đông góp vốn với mô hình vừa và nhỏ. Vì vậy, trong tình hình dịch bệnh khó khăn, nếu nhà đầu tư vay vốn tới 70% thì dễ dàng “sập tiệm”, buộc phải bán cắt lỗ.
Từ khi dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện, không ít nhà đầu tư đã rủ nhau tìm mua đất ven Hà Nội có lợi thế cảnh quan thiên nhiên đẹp như Ba Vì, Hòa Bình, Sóc Sơn… để làm homestay nghỉ dưỡng.
Một nhà đầu tư chia sẻ, đầu năm 2020 anh đã bỏ ra 2 tỷ đồng vào một homestay tại Sóc Sơn, ngôi nhà rộng gần 100m2 bao gồm cả bể bơi, khu vui chơi, có thể phục vụ 18 – 20 khách nghỉ. Giá thuê là 7 – 8 triệu đồng/đêm vào cuối tuần và 5 triệu đồng/đêm ngày thường nhưng đó là thời điểm dịch vẫn được kiểm soát. Khi đó, homestay lúc nào cũng đông khách vào cuối tuần, những ngày thường cũng có lác đác khách thuê.
Dù chưa thống kê đầy đủ, nhưng thực sự đã có một làn sóng khởi nghiệp, với nhiều doanh nghiệp thành lập mới, nhiều sản phẩm mới ra đời từ khu vực nông thôn, vùng DTTS và miền núi. Chủ nhân của các dự án khởi nghiệp này, hầu hết đều là người trẻ, có học hành bài bản tại các trường đại học ở đô thị, sau đó về quê cống hiến sức mình.
Phải đến 90% trong số người khởi nghiệp vận hành doanh nghiệp theo mô hình kinh doanh truyền thống, phát triển tuần tự, chưa có yếu tố đổi mới sáng tạo trong sản phẩm và ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong khâu sản xuất. Nguyên nhân là do thiếu sự tham gia và hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia trong ngành, cũng như các chương trình hỗ trợ, định hướng ngay từ giai đoạn đầu.
Mặc dù là trào lưu, nhưng bỏ phố về quê có phải là giải pháp cho tất cả những ai muốn thay đổi môi trường sống? Những thành quả không đủ phản ánh toàn diện con đường về quê khởi nghiệp, nó đầy rẫy những gian nan, đắng cay. Những người tạo dựng được thương hiệu uy tín, có danh tiếng nhưng số đó là rất ít, số người thất bại còn cao hơn rất nhiều lần. Cái gì cũng có hai mặt. Miền quê có rất nhiều những điểm trừ, không còn như mộng ảo, nhiều người đã đành phải quay ngược trở lại thành phố và đối mặt trở lại với rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, cuộc sống của những người thành công với nông thôn không phải chỉ toàn niềm vui, và thư thả. Nếu chỉ rời bỏ thành phố, ham về quê lập nghiệp chỉ vì muốn trốn chạy áp lực, nhiều người sẽ sớm phải “vỡ mộng”. Chị Trần Thùy Trang (Hoài Đức, Hà Nội) sau một thời gian lăn lộn ở “phố”, cũng đã giữ một vị trí quan trọng trong một công ty kinh doanh tài chính. Áp lực khiến Thùy Trang cảm thấy mệt mỏi và chán nản, chỉ muốn có một nơi nào đó để “sống chậm”. Sẵn có đất quê của gia đình, chị quyết định rời phố về quê làm nông nghiệp. “Lúc về quê, tôi mang theo bao nhiêu nhiệt huyết. Mảnh vườn gia đình rộng 1ha, tôi hăng hái lên kế hoạch trồng rau, trồng cây ăn quả, trồng cả hoa cây cảnh. Thế nhưng, hết lần này đến lần khác tôi đều thất bại”.
Kể về cuộc hành trình “cày cuốc” của mình trên mảnh đất quê nhà, chị Trang cho biết, bắt đầu trồng một vườn nho bằng phương pháp công nghệ cao, với mong muốn có thể làm giàu bằng việc cho ra sản phẩm nho khô, nho xuất khẩu, nước nho… Nhưng khi bắt tay vào việc, từ việc nghiên cứu tìm giống, đến việc trồng thử nghiệm… đã chiếm của chị hết một số vốn hơn 100 triệu đồng cộng với một năm “không lương”, nhưng kết quả nho “chất lượng cao” của chị chỉ có thể bán được “giá chợ” chứ không như mong muốn. Đã thế, từ một cô gái sống nơi thành thị, ngày ngày mặc váy áo xúng xính đến công sở, rảnh thì vui chơi cùng bè bạn, dạo phố, làm những việc mình thích; giờ khi về quê, lúc nào cũng luộn thuộm với đôi ủng bết đất, đầu tóc rối bù. Còn nữa, đôi khi thèm ly cà phê cũng không có, huống chi là một không gian lãng mạn để cùng bạn bè tán gẫu.
Một điều dễ thấy rằng trong những video và hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội của những người bỏ phố về quê thành công, tất cả đều rất đẹp. Những chia sẻ trên mạng dễ khiến người ta mơ mộng về một cuộc sống nhàn tản, sáng thức dậy với tiếng chim hót véo von trước hiên nhà, trong căn vườn rộng ngập tràn hoa trái, đọc sách, chuyện trò; trưa ra vườn hái rau, câu cá, chiều đi dạo trong hoàng hôn lãng mạn, tối nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ thanh bình… Và rồi khi dịch Covid-19 đến khiến cho phố thị liên tục phải thực hiện những đợt giãn cách xã hội, nhiều người sôi sục ới ý tưởng được vứt bỏ hết công việc căng thẳng ở thành phố để về quê mình nuôi cá, thả gà, trồng rau. Nếu như cuộc sống ở nông thôn đẹp như vần thơ, thì còn đâu những thanh niên bỏ quê ra phố lăn lộn kiếm sống? vì sao họ vẫn chọn cuộc sống mưu sinh ở thành thị hơn là chọn làm nông?
Cương Nguyễn