Hình thức huy động vốn này đang khá phổ biến trên thế giới. Các start up, doanh nghiệp nhỏ có thể kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng nhằm mở rộng số lượng nhà đầu tư và giúp họ có thể hiện thực hóa ý tưởng của mình.
Các dự án trên đều được gọi vốn trên trang Indiegogo thông qua hình thức gọi vốn cộng đồng (Crowd funding). Hình thức huy động vốn này đang khá phổ biến trên thế giới. Các start up, doanh nghiệp nhỏ có thể kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng nhằm mở rộng số lượng nhà đầu tư và giúp họ có thể hiện thực hóa ý tưởng của mình.
Chủ dự án thường tặng cho người ủng hộ những món quà tri ân hoặc ưu đãi khi mua sản phẩm. Phần tiền ủng hộ thực chất có thể xem là tiền đặt mua sản phẩm trước khi chúng được phát hành và những khoản tiền đặt mua này sẽ thường thấp hơn giá thị trường.
Indiegogo là một trong những nền tảng kêu gọi vốn cộng đồng dành cho những người khởi nghiệp, sáng tạo. Thành lập năm 2008, nền tảng này hỗ trợ các dự án tiếp cận với các nhà đầu tư kêu gọi vốn thông qua sự giúp đỡ từ những cá nhân, cộng đồng.
Đây cũng là trang gây quỹ cộng đồng lớn nhất do không giới hạn lĩnh vực, cho phép kêu gọi vốn ở mọi dự án, ý tưởng với nhiều mục đích khác nhau.
Nền tảng này đang có lượng người sử dụng “khủng” với hơn 15 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng. Không chỉ vậy, Indiegogo đã giúp kêu gọi tài trợ cho hơn 800.000 ý tưởng trên khắp thế giới với tỷ lệ thành gọi vốn thành công lên đến 47%.
Và để gọi vốn thành công trên những nền tảng kêu gọi vốn cộng đồng, ý tưởng thường phải mang tính đột phá, khác biệt và có sức hút đối với cộng đồng.
Tại Việt Nam, đa phần các chiến dịch gọi vốn cộng đồng đều liên quan tới công nghệ, các sản phẩm tái chế thân thiện môi trường, hoặc xuất bản sách.
Trên Indiegogo thường có 2 hình thức gọi vốn được áp dụng là linh hoạt và cổ định. Với hình thức linh hoạt, chủ dự án vẫn được đóng góp vốn khi không đạt được con số kỳ vọng ban đầu. Còn với hình thức cố định, chủ dự án chỉ nhận được tiền khi chạm mốc mục tiêu đưa ra.
Những người đứng ra kêu gọi vốn sẽ phải mất một phần chi phí cho nền tảng này, thường là 5% tổng số tiền mà nhận được, chưa kể các phí khác.
Tuy nhiên, lợi thế từ việc gọi vốn cộng đồng là không yêu cầu người sáng lập phải bán lại cổ phần của công ty mà đa phần đều được thực hiện dưới hình thức bán trước sản phẩm.
Bà Lê Diệp Kiều Trang và chồng là Sonny Vũ đã gọi vốn thông qua hình thức gọi vốn cộng đồng trên Indiegogo. Chỉ riêng dự án xe đạp Superstrata đã thu hút số tiền ủng hộ lên đến gần 7,2 triệu USD.
Mới đây, trang gây quỹ cộng đồng Indiegogo công bố 2 dự án của vợ chồng bà Lê Diệp Kiều Trang là Scotsman All-Carbon Fiber Scooter và Superstrata Bike bị dừng hoạt động và khóa không cho gọi vốn để xác minh các cáo buộc sản phẩm kém chất lượng từ người dùng.
Dự án xe đạp Superstrata đã đối mặt với hàng loạt phản hồi tiêu cực từ khách hàng.
Không ít khách cho rằng chất lượng xe không xứng đáng với giá tiền. Một số khách hàng cho biết xe liên tục gặp lỗi, hỏng, thậm chí có chiếc xe không thể lắp hoàn thiện ngay khi nhận về từ hãng. Trong khi đó, đội ngũ chăm sóc khách hàng được cho là không có những phản hồi, giải quyết thỏa đáng.
Tổng Hợp
(Dân Trí)