Vấn đề hiện nay là với vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo của nền kinh tế, kỳ vọng vào dòng vốn tín dụng hỗ trợ vẫn đang rất lớn. Sức ép lạm phát đang khiến chính sách tiền tệ phải “căng mình”…
Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 30/12/2021, tín dụng tăng 13,47% so với cuối năm 2020, tăng 13,79% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng 11,85% so với cuối năm 2019 và tăng 11,93% so với cùng kỳ năm 2019). Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh; 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2020, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Với sự đóng góp mạnh mẽ của chính sách tiền tệ, dù bị tác động nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 nhưng tăng trưởng kinh tế năm 2021 vẫn đạt 2,58%, lạm phát được kiểm soát ở mức 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2016. Tuy nhiên, sang năm 2022, đối mặt với sức ép bên ngoài buộc Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, nên nhiệm vụ hỗ trợ tăng trưởng bị hạn chế hơn, bởi ưu tiên phải dành cho việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bàn về chính sách tiền tệ năm 2023, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách sẽ phải cố gạn dư địa ít ỏi còn lại để thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên là đảm bảo thanh khoản nền kinh tế. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, bởi kênh trái phiếu doanh nghiệp đang tắc, thị trường chứng khoán giảm mạnh, vậy nên không thể tăng lãi suất ồ ạt như nhiều quốc gia khác, mà vẫn phải áp dụng trần lãi suất huy động. Bên cạnh đó, phải sử dụng sức mạnh cả hệ thống ngân hàng để kiềm chế cho vay theo chỉ đạo.
“Thông tin tại Hội nghị Tín dụng bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức tuần qua cho thấy, pháp lý là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của doanh nghiệp bất động sản, nhưng hệ thống ngân hàng vẫn là “mục tiêu” được quan tâm của toàn xã hội, chứ không riêng doanh nghiệp bất động sản. Đó là, hạ lãi suất cho vay, nâng hạn mức tín dụng cho bất động sản, giữ nguyên nhóm nợ, thậm chí câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp bất động sản cũng được đề cập tại đây. Hệ thống ngân hàng đang căng mình vá những bất ổn của nền kinh tế”, TS. Hiếu nói.
“Lạm phát giảm và ổn định ở mức hợp lý, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm cường độ và mật độ tăng lãi suất, thị trường lao động phục hồi nhờ các nền kinh tế lớn đi qua được khủng hoảng thì chính sách tiền tệ mới thêm được dư địa điều hành”, TS. Hiếu nhấn mạnh.
àn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư trong năm 2021 với biến thể Delta đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội. Giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng đứt gãy, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong khi không ít doanh nghiệp thiếu hụt lao động… đã bào mòn sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân, tạo gánh nặng lớn lên hệ thống an sinh xã hội.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, từ khi dịch bệnh bùng phát trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất điều hành, với mức giảm 1,5 – 2%/năm, là một trong những ngân hàng trung ương giảm lãi suất điều hành mạnh nhất khu vực. Cùng với việc duy trì các mức lãi suất thấp kết hợp điều hành thanh khoản dồi dào trên thị trường tiền tệ, đến cuối tháng 11/2021, lãi suất huy động và cho vay VND bình quân của các tổ chức tín dụng giảm tương ứng khoảng 0,51%/năm và 0,81%/năm so với cuối năm 2020, sau khi đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020. Lãi suất cho vay bình quân đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ là 4,3%/năm (thấp hơn mức trần quy định là 4,5%/năm).
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng trong quý III và quý IV/2022, nhiều đối tác thương mại lớn của Việt Nam có khả năng tăng trưởng chậm lại khiến cầu hàng hoá có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Việc đứt gãy nguồn cung do dịch COVID-19 tiếp tục xảy ra, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là với các DN phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào.
Đáng lưu ý, trong bối cảnh nhiều nước chạy đua tăng lãi suất, để kiểm soát lạm phát, thì hệ thống ngân hàng ở Việt Nam cũng sử dụng công cụ này. Tuy lãi suất có tăng thời gian qua nhưng cần ghi nhận ngành ngân hàng duy trì lãi suất cho vay một cách hợp lý, không để xảy ra tình trạng tăng nóng, gây lạm phát. Theo chuyên gia, tín dụng tăng trưởng nhanh nhưng vẫn cẩn trọng để đến cuối năm không vượt quá cao so với mức 14-15%, đáp ứng đủ cho nhu cầu tăng trưởng.
Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh đồng tình với quan điểm của Chính phủ trong việc quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và chứng khoán. Việc tăng cường, quản lý chặt hơn lĩnh vực BĐS và chứng khoán là cần thiết nhằm tránh tình trạng “bong bóng”.
“Nếu BĐS không tăng trưởng sẽ làm ách tắc các ngành liên quan, tạo sức ép lạm phát. Việc các nhà đầu tư mang nợ xấu có thể kéo hệ thống tài chính tiền tệ đi xuống… Do đó, Chính phủ đang có bước đi hợp lý bảo đảm kiểm soát lạm phát đi đôi với các chính sách hỗ trợ về tài khóa, tiền tệ không để ảnh hưởng đến đà tăng trưởng đang hồi phục”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nói.
Các chính sách điều hành đúng hướng, kịp thời đã giúp Việt Nam tránh được các cú sốc từ bên ngoài, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng.
Tổng Hợp
(Báo Chính Phủ, Đầu Tư Chứng Khoán)