Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa hướng dẫn TP HCM nghiên cứu xem xét việc quyết định chủ trương đầu tư của dự án theo hai phương án. Trong đó, dự án có thể được quyết định chủ trương trước hoặc sau thời điểm Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư có hiệu lực (1/1/2021).
vùng Đông Nam Bộ là trung tâm kinh tế phát triển lớn nhất cả nước. Trong những năm qua, Đông Nam Bộ như thỏi nam châm, thu hút đầu tư, đây là vùng thu hút và phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, cũng như có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Để góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn đồng thời kết nối giao thông các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, từng bước phát triển kinh tế, năm 2021, tỉnh Tây Ninh sẽ khởi công mới, nâng cấp và mở rộng ba dự án. Tổng vốn đầu tư của ba dự án khoảng 4.500 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương và Trung ương.
Việc hoàn thiện cơ chế, pháp lý cho Quỹ đầu tư hạ tầng vùng Đông Nam Bộ được thành lập và phát huy tác dụng sẽ thúc đẩy các dự án giao thông lớn tại đây như Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; Dự án đường vành đai 3; Tuyến đường ven biển Vũng Tàu – Xuyên Mộc, tỉnh lộ 44b, đường 328, đường 329, Sân bay Long Thành… sớm hoàn thiện và đi vào hoạt động.
Nhiều chuyên gia đánh giá, Đông Nam bộ là vùng kinh tế đứng đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng GDP, tuy nhiên sự phát triển tại khu vực này đang có dấu hiệu chững lại so với 3 vùng kinh tế còn lại. Trong đó, hệ thống hạ tầng giao thông vùng Đông Nam bộ chưa đầu tư xứng tầm với tiềm năng, cụ thể là cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã được đề xuất 15 năm nhưng đến nay mới lập dự án tiền khả thi.
Hiện nay do quỹ đất cạn kiệt, các đơn vị phát triển ngày càng khó tìm được một quỹ đất đủ lớn để phát triển mô hình tích hợp tại các khu vực trung tâm, đặc biệt tại khu vực TP.HCM. Chính vì vậy việc hoàn thiện mạng lưới giao thông huyết mạch kết nối thuận tiện các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ góp phần khẳng định xu hướng “rời” trung tâm là điều tất yếu. Những dự án đi trước đón đầu xu thế sẽ được nhiều điểm cộng khi được hưởng lợi tính kết nối cao.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Thành Thống cho biết, thời gian qua, Bộ KH-ĐT đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội xử lý nhiều vấn đề nguồn lực để phát triển giao thông vùng ĐNB, trong đó cả phát triển đường hàng không, đường bộ, đường thủy. Trong tương lai quy hoạch cũng đặt vấn đề đường sắt, tính đến kết nối ĐNB với ngoại vùng cũng như quốc tế. Sắp tới, Bộ KH-ĐT tiếp tục làm tốt hơn công việc tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội để giai đoạn 2021-2025, cố gắng phấn đấu đưa những công trình giao thông trọng điểm, dự án mang tính tháo gỡ nút thắt cho khu vực Đông Nam Bộ.
Với giải pháp xây dựng Quỹ Đầu tư hạ tầng vùng Đông Nam Bộ, mạng lưới giao thông các tỉnh Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Dương, TP.HCM sẽ trở nên thông suốt hơn, “rời thành phố về vùng vệ tinh” tiếp tục được khẳng định là xu hướng tất yếu.
Việc đầu tư xây dựng kết nối tuyến cao tốc TP.HCM về đến Cần Thơ sẽ giúp người dân đi lại thuận lợi, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1. Hiện nay các địa phương thuộc tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp đang triển khai các thủ tục đền bù giải tỏa 1.503 hộ dân để sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật cho biết dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ để sớm hoàn thành kết nối với các dự án xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 vào năm 2023 và dự án Trung Lương – Mỹ Thuận (sắp đưa vào thông xe).
5 năm tới, ưu tiên phát triển các trục giao thông xương sống theo tục dọc Bắc-Nam, tuyến ven biển, các trục ngang kết nối vùng, liên vùng, tạo ra hành lang kinh tế để mở rộng không gian phát triển; tạo quỹ đất mới để xây dựng các khu đô thị, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, các khu dân cư xung quanh tạo thành một động lực phát triển mới. Bên cạnh đó, cần kết nối và phát huy hiệu quả các công trình trọng điểm mới và sắp hoàn thành và đang được triển khai đầu tư mới như cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, cầu Mỹ Thuận 2, đầu tư mới nối tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu, tuyến đường ven biển Đông… Rõ ràng, nguồn lực 2 tỉ USD để giải cơn khát cho đồng bằng không phải là nguồn lực lớn.
Hạ tầng giao thông thường được ví von như các “mạch máu” của nền kinh tế. Sự yếu kém của hạ tầng giao thông đang là nút thắt kìm hãm sự phát triển của nhiều địa phương tại các vùng kinh tế phía Nam. Theo đó, các địa phương này đều đề nghị được Trung ương quan tâm và dành nhiều nguồn lực hơn nữa cho phát triển các tuyến đường cao tốc.